Bến Tre phát triển cây giống và hoa kiểng Chợ Lách mang tầm Quốc gia

Ngày 12/7/2022, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt Đề án Phát triển Cây giống và Hoa kiểng Chợ Lách mang tầm Quốc gia và là một trong 11 công trình, dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của tỉnh nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, bảo tồn giống quý, nhập giống mới, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết nối thị trường.

 

Sản xuất giống cây, hoa kiểng lớn nhất nước


Nghề sản xuất cây giống huyện Chợ Lách nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung là nghề truyền thống và là nơi sản xuất giống cây trồng lớn nhất Việt Nam có quy mô lên đến 1.538 ha với trên 8.000 hộ sản xuất cung ứng từ 17-20 triệu cây giống các loại/năm.

 

Cây giống.

 

Hiện nay, tổng số hộ sản xuất, kinh doanh cây giống toàn tỉnh Bến Tre khoảng hơn 8.000 nông hộ nhưng chỉ có 570 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh (chiếm 7,13%) cung ứng đủ các loại cây giống theo yêu cầu của thị trường; Trong đó, diện tích sản xuất cây giống trên địa bàn huyện Chợ Lách đạt trên 1.300 ha, huyện Mỏ Cày Bắc 455 ha, huyện Châu Thành khoảng 20 ha. Diện tích sản xuất cây giống ngày càng tăng do hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất, kinh doanh cây giống cao gấp 10 lần so với trồng cây ăn trái trên cùng một đơn vị diện tích.

 

Toàn tỉnh có 7.907 hộ sản xuất, kinh doanh hoa kiểng; trong đó, chủ yếu tập trung ở huyện Chợ Lách 6.421 hộ (chiếm 81,1%), huyện Mỏ Cày Bắc 605 hộ (chiếm 7,6%), huyện Châu Thành 176 hộ chiếm (2,4%). Hàng năm tỉnh cung ứng cho thị trường từ 15 - 18 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại, chủ yếu là mai vàng, hoa giấy, kiểng thú, bonsai, kiểng lá, tắc kiểng và các loại cây công trình.

 

Hoa kiểng.

 

Nâng tầm Quốc gia


Đề án đặt ra mục tiêu tổ chức lại sản xuất nghề cây giống, hoa kiểng huyện Chợ Lách để huyện Chợ Lách nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung trở thành trung tâm (vùng) sản xuất, kinh doanh cây giống, hoa kiểng mang tầm Quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI.

 

Sưu tập và bảo tồn 01 - 3 cây đầu dòng/giống và vườn cây đầu dòng chủ lực đủ số lượng 30 - 40 triệu mắt ghép/năm để cung ứng sản xuất giống đạt số lượng từ 17 - 20 triệu cây giống/năm. Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung đạt 300 ha - 500 ha trên diện tích 1.500 ha cây giống, hoa kiểng của huyện Chợ Lách gắn với phát triển chuỗi giá trị cây giống, hoa kiểng. Trong đó có 01 hợp tác xã liên vùng (gồm 3 xã Vĩnh Thành, Phú Sơn và Long Thới) có doanh thu đạt 100 tỷ/năm. Sản lượng cây giống trong tỉnh cung ứng trong năm trên 90% đạt tiêu chuẩn sản xuất giống, tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn ngành theo Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật, các văn bản hướng dẫn khác. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin sản phẩm, giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được rõ ràng. Phối hợp các tỉnh trong khu vực tổ chức Festival nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm cây giống, hoa kiểng của tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng: 84,76 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 65,8 tỷ đồng.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022