Bến Tre đặt mục tiêu 30 sản phẩm tiềm năng hoặc đạt 5 sao đến năm 2025

Khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường.

 

Về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP, Bến Tre phấn đấu đến năm 2025 có 200 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 30 sản phẩm đạt 5 sao (hoặc tiềm năng 5 sao); có 05 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng OCOP đạt từ 3 sao trở lên; nâng cấp 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng.

 

Sản phẩm Rầu Siêng Cấp đông đạt sản phẩm OCOP 4 sao.

 

Ưu tiên phát triển các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó phấn đấu ít nhất có 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã; 10% chủ thể làng nghề có sản phẩm OCOP được công nhận.

 

Điểm đáng chú ý trong kế hoạch giai đọan này, có 50% sản phẩm OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

 

Kế hoạch đã đặt ra mục tiêu đào tạo 100% cán bộ phụ trách về OCOP các cấp huyện, xã; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức các chuyên đề thuộc Chương trình OCOP.

 

Theo thông tin từ Văn phòng Chương trình Nông thôn mới tỉnh Bến Tre, tính đến tháng 6/2022, địa phương đã công nhận được 131 sản phẩm OCOP của 54 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên: trong đó, có 66 sản phẩm đạt 3 sao, 65 sản phẩm đạt 4 sao và 16 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình trung ương xem xét.

 

Các chủ thể thực hiện Chương trình: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Riêng nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch có thêm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đươn.

Với 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ: nhóm thực phẩm: nông, thủy sản tươi sống, sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác; Nhóm đồ uống: đồ uống có cồn; đồ uống không cồn; Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược và các loại dược liệu khác; Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng; Nhóm sinh vật cảnh: hoa, cây cảnh, động vật cảnh; Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch có nguồn gốc địa phương, đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế bản địa như sản phẩm đặc sản vùng miền, làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

 

Kế hoạch vạch ra các nhiệm vụ trong tâm: kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP; Tổ chức sản xuất gắn với phát triên vùng nguyên liệu đặc trưng; Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát; Tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP. Đồng thời, kế hoạch đề ra các giải pháp thực hiện khả thi: Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức; Thường xuyên cập nhật, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các sản phẩm OCOP; Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực triển khai Chương trình OCOP; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Ưu tiên huy động nguồn lực phát triển các sản phẩm OCOP.

 

Kế hoạch này tiếp tục đưa OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị góp phần mang lại hiệu quả thiết thực để công tác xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững.

 

Ngày 16/9/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh đã ký Kế hoạch số 5838/KH-UBND Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025. 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
• Tổ chức Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2024
• Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
• Phát động tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ X
• Phát triển sản phẩm OCOP Bến Tre 2024
• Hội nghị Tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và trao chứng nhận đối với sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2023
• Giồng Trôm: Lễ công bố xã Tân Hào đạt chuẩn nông thôn mới
• Xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn xã Hòa Lợi
• Khai mạc Ngày hội đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre năm 2023 “Ben Tre Innovation day”
• Khởi nghiệp với mô hình dừa xiêm gọt trọc
• Thạnh Phú phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh dựa vào 3 trụ cột chính
• Tập huấn kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên khởi nghiệp tại huyện Thạnh Phú
• Khởi nghiệp thành công với mô hình làm mứt mãng cầu xiêm
• Giồng Trôm gương phụ nữ khởi nghiệp với dừa xiêm xanh gọt trọc
• Giao Thạnh đạt nhiều kết quả từ Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”