Giá trị gia tăng từ từng sản phẩm trong chuỗi dừa Bến Tre

Báo cáo số 527/BC-ĐGS ngày 27/9/2022 Kết quả giám sát tình hình tổ chức thực hiện các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh do Trưởng đoàn Giám sát, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá rất rõ giá trị gia tăng từ từng sản phẩm trong chuỗi dừa Bến Tre.

 

 

Khâu sơ chế

Giá trị gia tăng của hộ nông dân trồng dừa đối với 1.000 trái dừa có hạch toán doanh thu đạt từ 4,45 triệu - 6,47 triệu/1.000 trái dừa; chi phí trung gian chiếm 9-10% (chủ yếu phân bón chiếm 94-96%); giá trị gia tăng chiếm 89-91% doanh thu vào khoảng 3.977 - 5.886 đồng (giá ở thời điểm giám sát). Ở mức độ tổng quát, cho thấy việc nông hộ bán sản phẩm dừa trái khô tạo ra giá trị gia tăng cao hơn gấp 1,48 lần so với dừa trái tươi, chủ yếu do giá bán dừa trái khô cao gấp 1,4 lần so với bán dừa trái tươi, nhưng chi phí trung gian lại chỉ cao hơn 1,2 lần.

 

Xe bồn vận chuyển nước dừa tươi Bến Tre. Ảnh: Đặng Văn Cử.

 

Giá trị gia tăng của hộ thu gom dừa trái tươi (cấp 1) đạt doanh thu khoảng 5,1 triệu đồng/1.000 trái dừa, ở khâu này có giá trị gia tăng 692.000 đồng chiếm 13,49% doanh thu; trong khi đó: doanh thu thu gom dừa trái tươi (cấp 2) 6,3 triệu đồng/1000 trái dừa với giá trị gia tăng chiếm 17,09% doanh thu tương đương 1.070.000 đồng. Doanh thu của hộ thu gom dừa khô 7,3 triệu đồng/1000 trái dừa và tại khâu này giá trị gia tăng chiếm 12,7% doanh thu tương ứng 934.000 đồng.

Doanh thu trung bình ở các cơ sở sơ chế 1.000 trái dừa là 8,44 triệu đồng, giá trị gia tăng chiếm 23,95% doanh thu khoảng 2.020.720 đồng; trong khi, doanh thu bán dừa khô lột vỏ để xuất khẩu 8,75 triệu đồng/1.000 trái dừa với giá trị gia tăng chiếm 26,86% doanh thu khoảng 2.350.000 đồng. Việc bán bán dừa trái để xuất khẩu tuy có lợi nhuận cao hơn bán cho chế biến nhưng sẽ không tiếp tục tạo ra giá trị gia tăng.

 

Công đoạn chế biến

 

 

Doanh thu sản xuất 01 tấn cơm dừa nạo sấy 44,8 triệu /tấn tạo lập giá trị gia tăng chiếm 28,5% khoảng 12.790.000 đồng còn doanh thu sản xuất 01 tấn Chỉ xơ dừa 5,4 triệu (3,5 triệu đồng tiền xơ dừa thành phẩm - sản phẩm chính và 1,9 triệu đồng tiền mụn dừa -sản phẩm phụ) cũng kịp tạo ra giá trị gia tăng chiếm 24,1% doanh thu có trị giá 1.308.500 đồng.

 

Dây chuyền bao gói sản phẩm nước dừa hữu cơ sản xuất tại Bến Tre. Ảnh: Đăng Văn Cử.

 

Trong khi doanh thu sản xuất 01 tấn than thiêu kết khoảng 7,2 triệu/tấn có giá trị gia tăng chiếm 18,1% doanh thu tương ứng 1.301.100 đồng. Đối với công đoạn sản xuất than hoạt tính, doanh thu đạt 34,67 triệu/tấn tạo ra được giá trị gia tăng cao chiếm đến 57,4% doanh thu ứng với 19.900.300 đồng. Riêng doanh thu sản xuất 01 tấn thạch dừa thành phẩm 8 triệu đồng /tấn đã hình thành giá trị gia tăng chiếm 45,5% doanh thu có giá trị 3.638.000 đồng.

Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách nói chung và Đoàn Giám sát nói riêng đã thể hiện rõ tinh thần sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của cơ quan quyền lực cao nhất tại địa phương.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi