Tổ hợp tác hương dừa sau 5 năm thực hiện

Tổ hợp tác Hương Dừa tại ấp Bình Đông 1, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, do chú Trần Văn Tư ngoài 60 tuổi làm tổ trưởng từ năm 2018 cho đến nay.

 

Vườn dừa hữu cơ của Ông Trần Văn Khuynh.

 

Tổ hợp tác Hương Dừa được thành lập vào tháng 05 năm 2018 thực hiện theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, lúc đầu mới thành lập tổ chỉ có 14 thành viên tham gia với diện tích vườn dừa 9,7 ha. Khi vận hành hoạt động được thuận lợi và tăng dần cho đến nay được 180 thành viên với diện tích vườn dừa 83,4 ha đã được chứng nhận hữu cơ, lúc thành lập tổ trưởng Hương Dừa đã ký hợp đồng với công ty dừa Lương Quới để tiêu thụ sản phẩm dừa cho các thành viên, lúc đầu công ty dừa Lương Quới ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm dừa với giá sàn 50.000 đồng/chục (12 trái dừa), nếu giá dừa thị trường cao hơn thì công ty vẫn mua cao và cộng thêm 5-10% tùy theo thời gian chuyển đổi canh tác của từng thành viên, sau khoảng một năm thì công ty dừa Lương Qưới không còn bao tiêu giá sàn nữa, hiện nay mua theo giá thị trường và được cộng thêm 15% đến 20% cho vườn dừa được chứng nhận hữu cơ. Nếu giá dừa thị trường bên ngoài thấp hơn 50.000 đồng/chục, công ty thu mua cộng thêm 20%, giá dừa cao hơn 50.000 đồng /chục công ty thu mua cộng thêm 15%.

 

Khi nói đến dừa hữu cơ, lúc đầu tổ cũng gặp nhiều khó khăn vì nhà vườn cho rằng canh tác dừa hữu cơ năng suất thấp hơn so với canh tác dừa thông thường. Theo anh Trần Quang Khải và ông Trần Văn Khuynh là thành viên tổ hợp tác Hương Dừa cho biết: chuyển đổi canh tác dừa hữu cơ trước hết đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng, đất tốt hơn và môi trường trong sạch không bị ô nhiễm cân bằng hệ sinh thái bảo vệ được thiên địch trong tự nhiên. Anh Khuynh khẳng định: năng suất hữu cơ không thay đổi so với canh tác thông thường, nếu chúng ta biết chăm sóc theo quy trình của cán bộ khuyến nông hướng dẫn, thì năng suất vườn dừa không khác biệt so với trước đây nhưng về chất lượng, giá cả dừa hữu cơ cũng được tăng lên.

 

Mô hình dừa hữu cơ kết hợp nuôi ong lấy mật của THT Hương Dừa.

 

Tổ Hương Dừa cũng được công ty dừa Lương Qưới giới thiệu công ty phân bón hữu cơ cung ứng nguồn phân bón cho các thành viên không đủ điều kiện để tự ủ phân hữu cơ bón cho vườn dừa. Hàng tháng tổ Hương Dừa đều họp tổ để đưa ra kế hoạch tháng sau và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

 

Còn vấn đề khó khăn hiện nay, các thành viên đều lo ngại là vấn đề dịch sâu đầu đen và giá cả dừa còn quá thấp. Chính từ những khó khăn trở ngại này, chúng tôi cũng hy vọng một ngày không xa với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các cấp có liên quan hỗ trợ người trồng dừa trong phòng trừ sâu bệnh hại, giá dừa sẽ được cải thiện và ổn định lâu dài giúp cho bà con nông dân trồng dừa Bến Tre yên tâm sản xuất và tiêu thụ.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre: Những thành tựu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao chào mừng Đại hội đại biểu tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2025-2030
• Một số giải pháp nuôi rắn ri voi
• Giải pháp nâng cao giá trị nghêu thương phẩm Bến Tre
• Công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
• Công nghệ y tế
• Thạnh Phú có hơn 1.300 ha nuôi tôm công nghệ cao
• Công nghệ giáo dục-Edtech
• Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia