Hội thảo “Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cua biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Ngày 02/11/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2862/QĐ-UBND cho phép triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống Cua biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, đề tài do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện.

 

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm phát triển nghề nuôi Cua biển thương phẩm bằng con giống nhân tạo phù hợp với điều kiện môi trường, vùng nuôi của tỉnh Bến Tre, qua đó, phát triển nghề nuôi cua, đa dạng đối tượng nuôi cho vùng nước mặn lợ, tận dụng tối đa tiềm năng mặt nước và phát triển nghề nuôi Cua biển từ các ao nuôi tôm kém hiệu quả, hạn chế được rủi ro trong nuôi tôm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tỉnh Bến Tre trên diện tích đất canh tác.

 

Quang cảnh hội thảo.

 

Để sản phẩm đề tài mang tính khoa học cao, sát thực tiễn, ngày 02 tháng 11 năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III là đơn vị chủ trì thực hiện buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống Cua biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Văn Vưng chủ trì hội thảo. Chương trình có sự tham dự của đại diện các sở, ngành, UBND huyện và các hộ tham gia mô hình nuôi cua trên địa bàn các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh phú.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình, thực hiện đề tài. Đến nay nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình sản xuất cua giống nhân tạo từ kỹ thuật xử lý nước, kỹ thuật nuôi dỗ thành thục cua mẹ, kỹ thuật cho đẻ, ấp trứng, cho nở và định lượng ấu trùng Zoea, kỹ thuật ương ấu trùng giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 5, giai đoạn Zoea 5 đến cua bột và giai đoạn từ cua bột lên cua giống. Quy trình áp dụng phù hợp cho các trại sản xuất hộ gia đình và các trại giống dự kiến 200.000 – 1.000.000 cua bột một năm.

 

Tại hội thảo, đại biểu đã  tập trung thảo luận, tham luận liên quan đến các nội dung về con giống, tiềm năng, cơ hội và thách thức trong nuôi cua biển ở Bến Tre, trong đó cần chú trọng đến môi trường nuôi, quản lý dịch bệnh trên tôm và cua, mật độ nuôi phù hợp, chăm sóc cua đúng quy trình kỹ thuật.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Kết nối giao thương sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre
• Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt dự khai giảng tại Trường THCS An Thới (Mỏ Cày Nam)
• Thạnh Phú: Tập huấn kỹ thuật canh tác lúa theo hướng hữu cơ
• Hội thảo khoa học tiềm năng ứng dụng thạch dừa trong sản xuất gạc cầm máu
• Tập huấn hướng dẫn phương pháp tính chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tỉnh Bến Tre
• Các công nghệ ứng dụng trong du lịch thông minh
• TP.HCM phối hợp Bến Tre kết nối Không gian Thương hiệu với thị trường công nghệ
• Ðẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
• Hội thảo chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho 02 sản phẩm bò và gà của tỉnh Bến Tre
• Giám sát việc triển khai thực hiện 1.500 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạnh Phú
• Đoàn công tác Cục Sở hữu trí tuệ thăm làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre
• Thạnh Phú tập trung thực hiện Nghị quyết xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2020-2025
• Hội thảo đề tài “Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa các tư liệu về hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre”
• Quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
• Thạnh Phú tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP cho các hợp tác xã