Đội ngũ trí thức với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh nhà

Thực hiện Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 25/3/2022 của ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là dịp để ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhìn nhận đóng góp của ĐNTT đối với sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh nhà (KH, CN & ĐMST) tỉnh nhà.

 

 Nghi thức khai mạc Diễn đàn trí thức Việt Nam toàn cầu lần thứ V tổ chức tại Tp Bến Tre.

  Ảnh: Đặng Văn Cử.

 

KH, CN & ĐMST tăng liên tục

Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã giành được những thành tựu nhất định, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân; hội nhập quốc tế càng sâu rộng và dần trở thành mắt xích quan trọng của các chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Theo Báo cáo số 224-BC/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh ủy, Bến Tre có đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế có chiều hướng phát triển khá tăng từ 24,23% (2011-2015) lên 36,1% (2016-2020); đạt 42,5% (năm 2021).

 

Chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2012-2015 đạt 10,73% (so với tốc độ đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn 2011-2014 là 10,68%), năm 2021 đạt 22,6% vượt 2,6% (NQ là 20%).

 

Mức tăng giá trị giao dịch của thị trường KH&CN giai đoạn 2012-2015 đạt trung bình 18,03%. Đến năm 2021, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 32,7%, tăng 9,9% so với năm 2016.

Có được thành quả trên đều có sự đóng góp tích cực và quan trọng của ĐNTT tỉnh nhà vào quá trình xây dựng và hoạch định chính sách, trong nghiên cứu KH, CN & ĐMST của địa phương.

 

Đặc điểm ĐNTT Bến Tre

Từ các đặc trưng, đặc điểm và vai trò của ĐNTT thời gian qua ĐNTT liên tục, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, theo dự thảo dự thảo Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, năm 2020, tổng số lao động của tỉnh là 817.841 người, trong đó lao động có trình độ từ trung cấp trở lên 127.518 người chiếm 15,59% lực lượng lao động, gồm có trung cấp 35.977 người chiếm 28,21% so với lực lượng lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, cao đằng 29.041 người chiếm 22,78%, đại học 61.199 người chiếm 47,99%, thạc sĩ: 1.251 người chiếm 0,98% và tiến sĩ là 50 người chiếm 0,04%.

 

Phát triển về mặt chất lượng thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu về mặt thể lực là sự gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, sức khoẻ và sự dẻo dai, bền bỉ cơ bắp và thần kinh; về mặt trí lực bao gồm việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; sức sáng tạo, kinh nghiệm, kỹ năng lao động cũng như khả năng tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; về mặt nhân cách là sự nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống lành mạnh, tích cực, có tinh thần trách nhiệm; khả năng tổng kết thực tiễn, đúc rút thành lý luận cũng như khả năng “thực tiễn hoá” lý luận thông qua hoạt động sáng tạo của mình; bao hàm việc hình thành cơ cấu ngày càng hợp lý, cân đối về thành phần xuất thân, trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, ngành, nghề... Các yếu tố nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý và sử dụng trí thức của các cơ quan, đơn vị.

 

Đóng góp của ĐNTT cho KH, CN&ĐMST địa phương

Thực tế ĐNTT trong và ngoài tỉnh, trong 10 năm qua, đã tổ chức, quản lý, triển khai 282 nhiệm vụ KH&CN các cấp, gồm 22 cấp nhà nước, 239 cấp tỉnh và 21 cấp cơ sở; kết quả đã nghiên cứu, chọn tạo 163 quy trình, 216 giải pháp, 260 mô hình tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương, được đưa vào ứng dụng; trên 91% nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nghiệm thu, bàn giao, có địa chỉ ứng dụng; 100% các nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả được công bố trên trang thông tin của Sở KH&CN. Chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh được nâng lên. Nội dung các nhiệm vụ KH&CN và đổi mới sáng tạo có sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm vào các lĩnh vực mũi nhọn, giải quyết các vấn đề bức xúc của tỉnh. Hoạt động KH&CN ngày càng sát với thực tiễn sản xuất và đời sống, tích cực nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Các đề tài khoa học xã hội nhân văn đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã xây dựng, triển khai nhiệm vụ KH&CN trọng điểm như: Dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020, Chương trình KH&CN phát triển ngành dừa, Chương trình phát triển bưởi da xanh và công tác quản lý, ứng dụng, triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST có tiến bộ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ưu tiên đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh (Báo cáo 224 của Tỉnh ủy).

 

Ứng dụng công nghệ cao ở quy mô công nghiệp chưa đạt được nhưng ở quy mô thấp hơn Bến Tre phát triển nhanh như: làm chủ công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng cây có múi, công nghệ nuôi cấy in vitro sản xuất giống: nghêu, hào, lươn, tôm càng xanh, tôm sú giống và một số loài thủy sản nước ngọt; nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp tôm thẻ chân trắng, nuôi hàu, cá Hồng Mỹ, Chạch lấu, áp dụng tiêu chuẩn MSC; trồng xen bưởi Da xanh trong vườn dừa, vườn nhãn, bưởi hữu cơ, dừa hữu cơ, lúa hữu cơ; phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn; khắc phục hiện tượng dừa treo trái; trồng nấm Bào ngư, Linh chi; làm chủ công nghệ cấy mô tế bào thực vật các giống hoa: Lan, Cúc, Chuông, Dã Yến Thảo, Hồng Môn; các loài chuối bản địa và nhập ngoại; thực hiện quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) trừ rầy nâu hại lúa, sâu đậu đen hại dừa, rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng, chế phẩm sinh học và dấm gỗ phòng trừ ruồi đục trái trên cây chôm chôm; giống bò Brahman, bò Charolais, bò BBB, Heo Duroc, heo Landraces, so sánh con lai F1 giữa các giống bò Brahman, Angus và bò lai Sind phối với bò cái nền địa phương, triển khai nhân rộng mô hình nuôi heo và nuôi gà trên nệm lót sinh học, nuôi heo hữu cơ, phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi. Chuyển giao, ứng dụng công nghệ không gia nhiệt chiết tách dầu dừa tinh khiết công suất đạt 5.000 lít/h, nâng giá trị gia tăng cao gấp 1,5 lần giá trị dầu dừa nguyên chất sản xuất bằng phương pháp ép copra vào nhóm 10 sự kiện KH&CN ấn tượng Việt Nam năm 2016.

 

Để phát triển ĐNTT phục vụ quá trình phát triển kinh tế giai đoạn tới nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các cấp đảng ủy, chính quyền cần tiếp tục có những chính sách và hành động quyết liệt hơn nhằm phát triển ĐNTT cả về lượng và chất. Gắn định hướng, chiến lược chính sách với kế hoạch hành động, triển khai thực hiện cụ thể trong thu hút, đào tạo, đãi ngộ, tôn vinh ĐNTT nhằm gia tăng đóng góp của ĐNTT trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà giai đoạn tới.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý