Bến Tre đang hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Trong xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam tham gia và đã ký kết 15 hiệp định thương mại mới, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sẽ có cơ hội vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại, được thị trường chấp nhận và người tiêu dùng ngày càng tin dùng. Sản phẩm hữu cơ vừa bảo đảm chất lượng, vừa thể hiện trách nhiệm của các chủ thể tham gia sản xuất đối với xã hội và là tiềm năng phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp. Hiện tại, Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích canh tác hữu cơ khá lớn với hơn 14.000 ha chủ yếu là dừa, lúa, rau màu,... Riêng các sản phẩm chế biến từ dừa được xuất khẩu sang thị trường: Mỹ, Nhật, Châu Âu,... với hơn 10 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, chế biến.

 

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 và Quyết định 1236/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc Ban hành Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trên và hiện tại đã đạt được những kết quả như sau:

 

 

 

Diện tích dừa toàn tỉnh là 77.232 ha. Trong đó, diện tích đạt chứng nhận là 13.743,6 ha (chiếm 17,8% so tổng diện tích dừa toàn tỉnh) và diện tích đang chuyển đổi là 1.593,5 ha.

 

Diện tích bưởi da xanh 9.442 ha. Trong đó 388,5 ha bưởi đạt chứng nhận VietGAP (chiếm 4,1% diện tích trồng bưởi da xanh toàn tỉnh) và 10 ha đã được chứng nhận chuyển đổi theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS tại huyện Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm.

 

 

 

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ huyện Thạnh phú xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 100 ha và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giây chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Lúa sạch Thạnh Phú”. Huyện Thạnh Phú đã thành lập Hợp tác xã lúa - tôm và đã được chứng nhận 10 ha sản xuất lúa hữu cơ.

 

Diện tích cây rau màu toàn tỉnh khoảng 4.020 ha. Trong đó được chứng nhận VietGAP đạt 13,8 ha (chiếm 0,34% so với toàn tỉnh) và được chứng nhận hữu cơ khoảng 1,3 ha theo tiêu chuẩn PGS ở các huyện Ba Tri và Mỏ Cày Nam.

 

Bến Tre đã xây dựng được 30 trang trại chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP. Lĩnh vực thủy sản tỉnh có trên 40 cơ sở sản xuất theo hướng trang trại, 19 tổ hợp tác, 10 hợp tác xã nuôi thủy sản, 04 cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao, trong đó: có 09 cơ sở được chứng nhận Global GAP, 06 cơ sở được chứng nhận ASC, 01 cơ sở được chứng nhận BAP và 11 cơ sở được chứng nhận VietGAP.

 

 
 

 

Định hướng đến năm 2025, tỉnh Bến Tre có diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 11 - 13 % tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1 - 2% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi bò theo tiêu chuẩn hữu cơ 0,2 - 0,5% tổng sản phẩm chăn nuôi bò, diện tích dừa sản xuất hữu cơ 20.000 ha, bưởi da xanh 50 ha, lúa 50 ha, rau màu 5 ha, nuôi tôm rừng 1.000 ha, nuôi tôm lúa đạt tiêu chuẩn ASC 2.000 ha.

 

Đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 16 - 18%, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 2 - 4%, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi bò theo tiêu chuẩn hữu cơ 0,5 - 1% tổng sản phẩm chăn nuôi bò, diện tích dừa sản xuất hữu cơ 30.000 ha, bưởi da xanh 200 ha, lúa 200 ha, rau màu 10 ha, nuôi tôm rừng 4.000 ha, nuôi tôm lúa đạt tiêu chuẩn ASC 6.000 ha.

 

Để đạt được kết quả trên, Nhà nước cần qui hoạch ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi và chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với thổ nhưỡng, chống chịu được dịch bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Từng bước hình thành vùng sản xuất hữu cơ tập trung với các loại sản phẩm chủ lực của tỉnh, các sản phẩm đặc trưng có tiềm năng gắn xây dụng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ.

 

Song song đó, nhà nước cũng cần khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Đồng thời đẩy mạnh phong trào xây dựng vườn cây hữu cơ gắn với tận dụng nguồn rác thải hữu cơ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở các địa phương và xã nông thôn mới.

 

Các ngành chức năng cần tiếp tục xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng ứng dụng công nghệ cao; Nghiên cứu, ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại, phân hữu cơ sinh học vào sản xuất, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường; Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất; Khai thác, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các loại cây trồng chủ lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững; Khảo nghiệm, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, thích nghi với biến đổi khí hậu, phù hợp với sản xuất hữu cơ.

 

 Hy vọng những năm sau này, Bến Tre sẽ thực hiện thành công Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, mang lại những kết quả thiết thực, đạt được những mục tiêu của Đề án đề ra và hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

 

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi