Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối phợp với Văn phòng Nông thôn mới tỉnh đang triển khai thực hiện 08 đề tài khoa học, gồm: đề tài Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống Cua biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề tài Xây dựng, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP Bến Tre theo chuỗi giá trị; đề tài Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển sản phẩm tiềm năng để được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý chuỗi giá trị cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề tài Ứng dụng Map4D GIS Platform cho việc số hóa, quản lý nuôi tôm công nghệ cao (4000 ha) tại tỉnh Bến Tre; đề tài: Phát triển sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre; trong đó có đề tài Ứng dụng công nghệ Blockchain phục vụ quản lý và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của địa phương đã được nghiệm thu.

 

Ông Trà Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Chánh phát biểu tại hội thảo tham gia truy xuất nguồn gốc cho chuỗi sản phẩm con bò.

 

 

Kế thừa kết quả năm qua, triển khai thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 7323/KH-UBND ngày 11/11/2022 thực hiện nội dung nói trên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

 

Để thực hiện hiệu quả Chương trình thông qua việc ứng dụng, chuyên giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, bảo quản, chế biến... nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản, thủy sản, sản phẩm chế biến từ nông sản, thủy sản; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

 

Đề xuất các giải pháp KH&CN và đôi mới sáng tạo phục vụ phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ít nhất 80% các nhiệm vụ có kêt quả được áp dụng vào thực tế xây dựng nông thôn mới, đóng góp tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%.

 

Ứng dụng công nghệ mới thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc Chương trình, đảm bảo ít nhất 70% mô hình triển khai trong Chương trình trên địa bàn tỉnh được tiếp tục duy trì và nhân rộng; khoảng 10.000 lượt đối tượng tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ.

 

Tối thiểu 40% sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nsuồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ (sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) tăng trung bình 25% - 30%/5 năm, so với giai đoạn 2016-2020.

 

Sở KH&CN là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình, phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện theo đúng quy định.

 

Chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ nhằm chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các sản phẩm, hàng hóa cần truy xuất nguồn gốc để triển khai hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ (sở hữu công nghiệp, giống cây trồng), kiểm soát nguồn gốc và chất lượng theo Kế hoạch số 6667/KH-UBND ngày 18/10/2022 của UBND tỉnh.

 

Tính đến ngày 31/8/2022, cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1,0% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao. Trong hơn 4.351 chủ thể OCOP, thì hợp tác xã chiếm 38,3%, doanh nghiệp chiếm 26,1%, cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh chiếm 33,3%, còn lại là tổ hợp tác sản xuất.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Phát triển sản phẩm du lịch địa phương
• Thạnh Phú phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng bền vững
• Giồng Trôm: Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 11/12/2020 của Huyện ủy về thực hiện chuyển đổi số năm 2022
• Mekong connect 2022 chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững
• Hội thảo chia sẻ, giới thiệu về các mô hình năng lượng bền vững tại huyện Giồng Trôm
• Hội thảo “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ cấp nguồn nước ngọt vào nước dưới đất (tầng nông) và đánh giá chất lượng nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp thích ứng với nguy cơ hạn mặn”
• Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý chuỗi giá trị cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Chợ Lách thúc đẩy phát triển kinh tế số
• Chợ Lách: Tổng kết mô hình áp dụng giải pháp canh tác vườn chôm chôm trong điều kiện biến đổi khí hậu theo hướng an toàn, chất lượng
• Bến Tre từng bước xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ca cao
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm từ bưởi da xanh”
• Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tổ chức hội thảo khoa học kĩ thuật lần thứ 18
• Trung tâm Khoa học và Công nghệ tổ chức 14 lớp tập huấn cho nông dân
• Hội thảo “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh toàn đực tại tỉnh Bến Tre”
• Đội ngũ trí thức với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh nhà