2.426 mã số sản phẩm xuất khẩu được Hải quan Trung Quốc cấp phép

Theo thông tin của Văn phòng thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), tính đến ngày 05/12, đã có 2.426 mã số sản phẩm xuất khẩu của khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam được Hải quan Trung Quốc cấp phép theo Lệnh 248, Lệnh 249. 

 

Trong đó, 18 loại sản phẩm thuộc Nhóm 1 (gồm thịt và các sản phẩm từ thịt; sản phẩm thủy sản; sản phẩm từ sữa; yến sào và sản phẩm từ tổ yến; ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); sản phẩm từ ong; trứng và các sản phẩm trứng; dầu thực phẩm và nguyên liệu; bánh có nhân các loại; ngũ cốc dùng làm thực phẩm; sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; gia vị nguồn gốc tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây sấy khô; hạt cà phê và ca cao chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; thực phẩm chức năng) phải đăng ký qua cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu (Việt Nam) là 1.236 mã, chiếm 50,9%. Thực phẩm ngoài 18 mặt hàng Nhóm 1, được đăng ký trực tiếp trên hệ thống http://singlewindow.cn là 1.190 mã, chiếm 49,1%.

 

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam sau 01 năm triển khai Lệnh 248 và Lệnh 249, vẫn còn nhiều thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu. 

 

Cụ thể, phần mềm https://cifer.singlewindow.cn vừa thực hiện vừa hoàn thiện liên tục nâng cấp; thay đổi cơ quan thẩm quyền phê duyệt sản phẩm phía Hải quan Trung Quốc. Việc đăng ký online trên hệ thống đăng ký của Hải quan Trung Quốc đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ và ngoại ngữ tiếng Trung và tiếng Anh. Một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm được quy trình, quy định đăng ký doanh nghiệp theo hình thức online. Thao tác khai báo thông tin trên hệ thống sai lệch tài khoản tự mở không thông qua cơ quan có thẩm quyền duyệt định danh nên bị ảnh hưởng khi làm thủ tục thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.

 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi định danh mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa (HS Code - Harmonized Commodity Description and Coding System) thiếu thông tin nên sai lệch so với thực tế, gây trở ngại cho quá trình thông quan của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa tìm hiểu và nắm bắt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm của Trung Quốc nên chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm của Trung Quốc (Lệnh 249) (phải quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tuân theo nguyên tắc Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Point System).

 

Để đáp ứng được các điều kiện đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc, ông Ngô Xuân Nam khuyến nghị, các doanh nghiệp cần thiết lập và vận hành hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo nguyên tắc HACCP (mục 3, Điều 5, Lệnh 248).

 

Đối với các doanh nghiệp đăng ký nhanh trước 31/10/2021, cần nhanh chóng thực hiện việc bổ sung các thông tin đăng ký trên hệ thống CIFER trước ngày 30/6/2023 (điểm 5, mục 1, Công hàm 353). Doanh nghiệp cần chủ động liên hệ cơ quan thẩm quyền đã nộp hồ sơ đăng ký hoặc Văn phòng SPS Việt Nam để được hướng dẫn. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp chưa hoàn thiện bổ sung hồ sơ, mã sản phẩm sẽ bị đưa ra khỏi danh sách của Hải quan Trung Quốc.

 

Nguồn: thuonghieucongluan.com.vn 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• EU thông qua dự luật mới giảm rác thải bao bì, cấm đồ nhựa dùng một lần
• Chanh leo Việt Nam đang tiến gần hơn đến thị trường Australia
• Thông tin về Giấy Chứng thư khi xuất khẩu thủy sản sang Israel
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng
• Dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm
• Công nghệ thực phẩm
• Thức ăn thủy sản
• Các chất khử trùng dùng để làm sạch thực phẩm
• EU thay đổi quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản
• Xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc cần lưu ý quy định mới
• Trung Quốc đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm
• Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Bộ Khoa học và Công nghệ
• Sản phẩm thịt chế biến
• Thực phẩm đóng gói sẵn
• Sản phẩm thực phẩm