Bến Tre nhân nuôi thành công loài ong ký sinh mới phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa

Trong nhiều năm qua, việc nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh là một biện pháp sinh học đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa. Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã thành công trong việc nhân nuôi một loài ong ký sinh mới góp phần trong công tác phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.
 

no                                             Nhộng bọ dừa bị Tetrastichus brontispae ký sinh.    


o                                              Trưởng thành của ong Tetrastichus brontispae.

Từ năm 2003, loài ong Asecodes hispinarum đã được Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh chuyển giao kỹ thuật nhân nuôi cho tỉnh Bến Tre. Qua gần 10 năm nhân nuôi và phóng thích, chứng tỏ loài ong này thích hợp với điều kiện khí hậu của Bến Tre và đã thiết lập được quần thể ổn định ngoài tự nhiên, có hiệu quả cao trong phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, thể hiện qua tình hình dừa đã phục hồi tốt. Tuy nhiên, ong Asecodes hispinarum chỉ ký sinh giai đoạn ấu trùng của bọ cánh cứng hại dừa, trong khi loài ong Tetrastichus brontispae ký sinh nhộng bọ cánh cứng hại dừa. Nếu hai loài ong này phát triển được ngoài tự nhiên sẽ là một biện pháp sinh học hết sức lý tưởng trong phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.

Trước đó, ong Tetrastichus brontispae cũng được khảo nghiệm và mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ bọ dừa ở Thái Lan, Đài Loan. Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cấp phép du nhập ong ký sinh Tetrastichus brontispae vào Việt Nam để khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên và Trường Đại học Nông lâm Huế dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Kiểm dịch thực vật Trung ương, vì đây là loài sinh vật mới chưa có ở Việt Nam và lần đầu tiên được du nhập. Sau một năm khảo nghiệm trong phòng, loài ong ký sinh này đã được phóng thích ngoài đồng và nhân thả trên diện rộng. Đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã nhân nuôi thành công loài ong này.

Loài ong Tetrastichus brontispae có kích thước lớn hơn ong Asecodes hispinarum, ong cái lớn hơn con đực. Tetrastichus brontispae ký sinh nhộng bọ cánh cứng hại dừa giai đoạn 1-5 ngày nhưng thích nhất là ấu trùng bọ dừa mới vào nhộng 1 ngày. Giai đoạn ấu trùng của Tetrastichus brontispae nằm trong nhộng bọ dừa. Trung bình trong một nhộng bọ dừa chứa khoảng 16-18 con ong Tetrastichus brontispa. Thời gian từ khi ký sinh đến vũ hóa thành ong trưởng thành từ 18-19 ngày. Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng đến ký sinh và phát triển của Tetrastichus brontispae, trong khi thời gian chiếu sáng hầu như không có ảnh hưởng. Nhiệt độ 24-280C và 65-95% độ ẩm là tối ưu cho Tetrastichus brontispae. Nhiệt độ dưới 160C hoặc cao hơn 300C là không thuận lợi cho sự phát triển của loài ong này. Mặc dù cả hai loài ong Tetrastichus brontispae và Asecodes hispinarum đều có chung một ký chủ nhưng chúng không cạnh tranh với nhau vì giai đoạn ký sinh của mỗi loài ong đều khác nhau.

Hy vọng loài ong ký sinh mới Tetrastichus brontispae sẽ thích ứng với điều kiện khí hậu Bến Tre, phối hợp cùng ong ký sinh Asecodes hispinarum khống chế sự phát triển của bọ cánh cứng hại dừa, bảo vệ vườn dừa Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.

Nguyễn Thị Nguyệt

Chi cục Bảo vệ thực vật

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi