Hiệu quả của mô hình phòng trừ bọ hại dừa bằng phương pháp nhân nuôi ong ký sinh tại huyện Bình Đại

Bình Đại là một trong các huyện có diện tích vườn dừa khá lớn của tỉnh Bến Tre, với hơn 5.991ha, trong đó diện tích cho trái chiếm 5.234ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 50 triệu trái, từ đó đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, bọ cánh cứng xuất hiện gây hại nặng tại nhiều vườn dừa của nông dân. Chúng tấn công mạnh trên những cây dừa nhỏ, mới trồng chưa khép tán hoặc chưa cho trái.

 
ntn                             Chị Nguyễn Thị Đậm đang nhân nuôi ong ký sinh trên ấu trùng.

Theo ước tính của Trạm bảo vệ thực vật huyện: từ năm 2000, có trên 15% diện tích vườn dừa của huyện bị bọ cánh cứng tấn công gây teo đọt, trong đó nhiều vườn dừa bị gây hại cấp 3, cấp 4 không hồi phục được, đã gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Bảo vệ thực vật huyện triển khai thí điểm mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học nhân nuôi ong ký sinh”.

Ban đầu, mô hình được triển khai thực hiện tại 2 xã: Phú Vang và Lộc Thuận, với 6 hộ nông dân tham gia. Dưới sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nhân nuôi ong ký sinh của cán Trạm Bảo vệ thực vật huyện, các hộ nông dân bước đầu đã tiếp cận với phương pháp nhân nuôi ong ký sinh và cho hiệu quả khá cao.

Đầu tháng 10/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tiếp tục phối hợp với Chi cục bảo vệ thực vật Bến Tre, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trạm bảo vệ thực vật huyện nhân rộng mô hình tại xã Vang Quới Đông và nâng tổng số hộ nông dân nhân nuôi đến nay lên 9 hộ.

Chị Nguyễn Thị Đậm, chủ vườn dừa 2.000m2, ở xã Vang Quới Đông, tham gia nhân nuôi ong ký sinh cho biết: việc nhân nuôi ong ký sinh rất có lợi, vừa không tốn chi phí mua thuốc hóa học, vừa không độc hại mà đem lại hiệu quả cao, gia đình chị đã nhân nuôi và phóng thích được trên 50 con ong ký sinh và hiện vườn dừa của gia đình đã phục hồi nhanh, phát triển tốt và cho trái say.

Chị Đậm cho biết thêm: “mummyes được nuôi thích nghi ở nhiệt độ từ 28-30oC, tức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm; mummyes được nuôi trong ống nghiệm sau 2 ngày sẽ vũ hóa, khi đó là thời điểm thích hợp nhất cho ấu trùng bọ dừa ký sinh, ấu trùng được ký sinh phải đạt ở độ từ 3-4 tuổi, theo đó tỷ lệ nuôi sống đạt trên 90%, đặc biệt thời gian từ khi mummyes ký sinh với ấu trùng đến khi phóng thích ra ngoài từ 16-18 ngày…. ”.

Không riêng gia đình chị Đậm, nhiều nông dân cùng tham gia mô hình nhân nuôi ong ký sinh đều rất hài lòng với mô hình và sẵn sàng chia sẻ kiến thức, con giống cho các nông dân có nhu cầu.

Sau 3 năm thực hiện, nông dân đã nhân nuôi và phóng thích ra môi trường trên 6.000 con ong ký sinh. Qua khảo sát, sau khi được phóng thích ong ký sinh phát tán trên diện rộng với bán kính vài cây số kể từ điểm phóng thích.

Mô hình nhân nuôi ong ký sinh phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa thời gian qua đã được nông dân đánh giá là mô hình thân thiện với môi trường, khống chế thành công dịch bọ cánh cứng hại dừa tồn tại nhiều năm qua trên địa bàn huyện và hiện tại, vườn dừa của huyện đã hồi phục được trên 98% diện tích.

Thanh Hương

Đài Truyền thanh Bình Đại

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi