Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử.

 

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

 

Thông tư này áp dụng cho những đối tượng sau: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; Cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP. Nhóm hàng hóa và nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại Phụ lục “Một số nội dung theo tính chất của hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử” ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư này bảo đảm các yêu cầu sau: Phương thức điện tử được thể hiện rõ đường dẫn trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác; Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ; Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023.

 

Theo TBT Bến Tre 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• EU hỗ trợ nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nông sản
• Hướng dẫn mới về C/O mẫu RCEP
• Cập nhật yêu cầu của Úc về Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
• Hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
• Phụ gia thức ăn chăn nuôi (Axit formic)
• Phân bón hữu cơ
• Sản phẩm thực phẩm
• Thực phẩm Halal
• Mỹ đang xem xét để tái nhập khẩu dừa tươi của Việt Nam
• 70 vùng trồng, 13 cơ sở đóng gói khoai lang đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc
• Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
• Cá và sản phẩm từ cá
• Dung sai thuốc trừ sâu
• Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ ăn uống, hộp đựng hoặc bao bì thực phẩm