Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
Xưa nay, ông cha ta đã nói: “nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ” xác định tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội vượt trội của vùng đất ven sông; thực tế các đô thị ven sông ở Việt Nam rất thịnh vượng: thành phố (TP) Hồ Chí Minh tráng lệ có sông Sài Gòn, Nha Trang trong lành bên dòng sông Cái, Quy Nhơn với sông Hà Thanh hùng vĩ, có sông Hoài hoài cổ phố Hội An, Đà nẵng năng động bên bờ sông Hàn, Huế nên thơ tại bỡi dòng Hương, Thủ đô kính yêu có sông Hồng chảy vào đất Việt, sông Kỳ Cùng chảy ngược đoạn TP.Lạng Sơn,… Tất cả đều có dòng sông trong lòng TP.
|
Chiều xuống trên sống Bến Tre. |
Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre” tổ chức ở Bến Tre vào này 15/02/2023, ông Trần Công Ngữ, Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu: “…. Nhân dịp tiếp kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát về thăm và làm việc tại Bến Tre vào năm 1981 với tư cách là người con quê hương; đồng thời là Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về quy hoạch, ông nói: “không phải đô thị thị xã nào có điều kiện thiên nhiên như Bến Tre có dòng sông Bến Tre, dòng sông Hàm Luông cho nên dù thị xã có phát triển đô thị cỡ nào thì cũng nên lấy sông Bến Tre làm trung tâm đô thị, bờ sông Hàm Luông làm mặt tiền, ta hãy hình dung một trung tâm đô thị có dòng sông xanh, mát lành, gió lộng chạy từ Hàm Luông tới cầu Chẹt Sậy, hai bên là 2 dãy công viên, chỉ một ý tưởng này thôi, Bến Tre cũng đã nâng chất lượng cuộc sống và ai cũng muốn sống - nơi đáng sống”.
Kế thừa “… tâm huyết của Huỳnh Tấn Phát, người kiến trúc sư bật thầy, người có tầm nhìn xiên thế kỷ, thành phố 2 bên bờ sông là thành phố đẹp nhất.” theo phát biểu của ông Trần Công Ngữ, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 29/1/2021 về phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Nghị quyết 06) nêu quan điểm: “… thúc đẩy phát triển các đô thị sinh thái, ven sông, ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn với xây dựng đơn vị hành chính đô thị, hướng đến mô hình quản lý đô thị thông minh, đảm bảo tinh gọn bộ máy chính quyền đô thị” và đặt mục tiêu chung: “Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi, đô thị sinh thái, ven sông, ven biển…”.
Không chỉ có các kiến trúc sư, các nhà lãnh đạo và tổ chức nghiên cứu đã vào cuộc về vấn đề phát triển kinh tế sông nói chung và đô thị ven sông nói riêng như: Phát biểu kết luận chỉ đạo Hội nghị lần thứ 3 về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu diễn ra tại TP Cần Thơ sáng 13/3/2021, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra khái niệm '8G' (Giao, Giáo, Giang, Gắn, Giàu, Giỏi, Già, Giới) để phát triển, theo đó, thứ ba là "Giang": ĐBSCL là vùng sông nước, kinh tế và sinh kế người dân nơi đây đều gắn liền với sông. Chiến lược phát triển cần tận dụng lợi thế, phát huy vai trò của sông để phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản. Thủ tướng đề nghị nghiên cứu khái niệm “kinh tế sông”, đây là vấn đề lớn, cần nghiên cứu để phát triển; hay ngày 01/8/2022, tại TP Cần Thơ, Học viện Chính trị khu vực IV phối hợp Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế sông ở ĐBSCL - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Qua hơn 1 năm TP.Bến Tre triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 01-CTr/ThU ngày 19/8/2020 và Nghị quyết số 04-NQ/ThU ngày 23/02/2021 về xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thành ủy, kết quả sơ bộ TP Bến Tre đạt 40/59 tiêu chuẩn, còn 19/59 tiêu chuẩn chưa đạt so với tiêu chuẩn đô thị loại I. TP Bến Tre đã mời gọi nhà đầu tư đầu tư khoảng 26 dự án phát triển đô thị với tổng quy mô lên đến 1.757 ha. Khi các dự án hoàn thiện tạo bước đột phá phát triển cho không gian đô thị về phía Bắc, Tây Bắc (xã Bình Phú, xã Sơn Đông) và đặc biệt là phát triển về phía Nam (xã Mỹ Thạnh An, xã Phú Nhuận) nhằm tận dụng lợi thế dòng sông Bến Tre để phát triển kinh tế sông. Hai bên bờ sông Bến Tre có đoạn đã thành rừng trong lòng phố, đoạn trên bến dưới thuyền, có con đường chạy dọc ven sông.
Thành phố đã cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn led ứng dụng công nghệ IOT, vận hành Trung tâm điều hành thông minh của Thành phố kết nối với Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh để Tp.Bến Tre ngày càng hiện đại và thông minh hơn.
Dòng sông là cội nguồn tạo ra một TP, trong một TP dường như chẳng có nơi nào đẹp hơn hai bên bờ một dòng sông và TP Bến Tre đang dần hình thành và phát triển đô thị gắn với phát triển kinh tế sông trong tương lai không xa.