Một số lưu ý trong quá trình canh tác sầu riêng trong điều kiện hạn mặn

Theo bản tin số: KTHM-01/17h00/BTRE ngày 15 tháng 02 năm 2023 của  đài Khí tượng thuỷ văn mùa từ tháng 3/2023 đến tháng 8/2023 dự báo, cảnh báo: từ cuối tháng 12/2022 nước mặn bắt đầu xâm nhập sâu vào trong các cửa sông. Trước tình trạng biến đổi khí hậu, tần suất xâm nhập mặn ngày càng thường xuyên, sâu và kéo dài hơn ở các khu vực trồng cây ăn trái đặc sản của Tỉnh, đặc biệt là cây sầu riêng. Vì vậy, các nhà vườn cần chủ động ứng phó với xâm nhập mặn theo các bước như sau:  

 

Trong thời gian hạn, mặn cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình xâm nhập mặn. Cần chủ động kiểm tra độ mặn thường xuyên. Đối với cây sầu riêng khả năng chịu mặn < 0.3 phần ngàn và pH nước phải ở mức trung tính từ 5.5-7. Lượng nước cần thiết để tưới cho 1 hecta sầu riêng trong thời kỳ kinh doanh trong 1 tháng dao động từ 231 – 322 m3 , tương đương 1.3 -1.55 m3 /cây/tháng (Nguồn Viện khoa học thủy lợi miền nam).

 

Hồ chứa nước phục vụ cho việc tưới sầu riêng.

 

Kiểm độ mặn và pH nước.

 

Trong giai đoạn này cần ổn định mực nước cách mặt líp khoảng 0.5m trong vườn để tránh hiện tượng xì phèn gây ra hiện tượng cháy lá. Tận dụng tất cả các vật liệu tủ gốc trong vườn như lá dừa khô, rơm rạ, lục bình, cỏ,… để hạn chế bốc thoát hơi nước.

 

 

Giữ ổn định mực nước trong vườn.

 

Mực nước không ổn định gây xì phèn.

 

Không xử lý ra hoa trong giai đoạn hạn mặn nếu nguồn nước tưới không đảm bảo. Nếu cây ra hoa và mang trái cần tỉa bỏ để giảm sức nuôi của cây. Cần bổ sung phun luân phiên các loại phân bón lá (với nước ngọt) có chứa canxi, silic, lân, kali, đạm như Basfoliar Combi Stipp, Silica, Basfoliar K, Sealeaf, Fetrilon combi, … và chế phẩm chứa Brassinolide (Vitazyme, Nyro 0,01SL, Comcat 150WP,...), Super humic giúp tăng sức đề kháng cho cây.

 

Sau thời gian hạn-mặn, cần kiểm tra độ mặn trong thường xuyên đất bằng máy đo EC: nếu EC cao hơn 1,2 mS/cm, khi biết chính xác nước đã ngọt thì tiến hành tưới nước ngọt để rửa mặn. Tiếp tục kiểm tra pH đất trước và sau khi xử lý vôi (vôi xám, vôi nông nghiệp). Lượng vôi bón tùy thuộc vào độ chua của đất: pH < 3,5 bón 2-5 tấn/ha,  pH từ 3,5-4,5 bón 1-2 tấn/ha, pH từ 4,5-5,5 bón 0,5-1 tấn/ha. Tưới nước liên tục 7-10 ngày để rửa phèn và mặn nhanh.

 

 

Kiểm tra pH và EC ở tầng mặt (02-20) và tầng sâu (20-40 cm).

 

 

Nhanh chóng khai thông nước trong mương vườn, kiểm tra tưới đẫm nước trên mặt liếp nhằm rửa phèn-mặn tích lũy trong đất, xới xáo mặt liếp để tạo sự thông thoáng cho rễ, thúc đẩy nhanh việc rửa phèn, mặn.

 

Sau khi xử lý vôi 10 -14 ngày kiểm tra pH đạt 5,0 – 6,0 và EC < 1,2 mS/cm. Tiến hành bón phân hữu cơ (lượng phân/cây).

 

Đối với cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản: 3-5 kg phân hữu cơ vi sinh Điền Trang hoặc phân hữu cơ ủ hoai có bổ sung vi sinh 5-10 kg + 20-50 gam super humic + 0,1 – 0,3 kg NPK (20-10-10, 16-16-8…).

 

Đối với cây ở giai đoạn cho trái: 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh Điền Trang hoặc phân hữu cơ ủ hoai có bổ sung vi sinh 10-20 kg + 100-150 gam super humic + 0,3 – 0,5 kg NPK (20-10-10, 15-15-15,…).

 

Cắt tỉa cành vô hiệu: cành khô héo, cành chết, cành bị sâu bệnh. Sau khi cây phục hồi, bón phân theo quy trình bình thường. Trong trường hợp cần xử lý ra hoa cho kịp mùa vụ nên chọn những cây khỏe mạnh, quan sát khi cây đã ra đủ 3 cơi đọt và không còn hiện tượng cháy lá.

 

Cần theo dõi và có biện pháp phòng trị kịp thời các dịch hại như bệnh thối gốc chảy nhựa, chết ngọn, thối trái do nấm Fusarium, Phytophthora gây ra bằng các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Mataxyl 500WP… phun lên toàn bộ tán cây; một số côn trùng như nhện, các loại rầy, rệp sáp…bằng các loại thuốc Rebat 20 SC, Movento 150OD, Actara 25WP,… theo nguyên tắc 4 đúng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Những lưu ý quan trọng để kéo đọt sầu riêng Ri6 thành công
• Những nguyên nhân chủ yếu khiến sầu riêng mới trồng chậm phát triển
• Một số biện pháp quản lý nấm bệnh thường xuất hiện trên sầu riêng trong mùa mưa
• Phòng trừ một số bệnh hại sầu riêng trong giai đoạn chuyển mùa
• Phú Đa-hàng loạt vườn sầu riêng bị cháy lá, rụng trái đã được phục hồi
• Phòng trừ rầy xanh gây hại sầu riêng một số điểm cần lưu ý
• Hiện tượng cháy lá sầu riêng trong mùa khô nguyên nhân và giải pháp
• Phục hồi vườn sầu riêng bị ảnh hưởng sau hạn mặn
• Cần lưu ý khi sử dụng paclobutazol trong xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ
• Hiện tượng sầu riêng “đột tử” cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn
• Quản lý rầy hại đọt sầu riêng bằng hệ thống phun thuốc tự động
• Một số điểm cần lưu ý khi xử lý nghịch vụ sầu riêng
• Cần quan tâm chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch
• Bệnh hại mới trên cây sầu riêng và giải pháp khắc phục
• Khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng