Nông dân phấn khởi sau khi tiếp nhận Dự án jica-sofri

Sau nhiều năm phong trào trồng cây có múi nói chung cây cam sành nói riêng ở xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc chìm lắng, do nhiều nguyên nhân như: kỹ thuật trồng và chăm sóc, về cách làm đất,… Từ đó làm cho hiệu quả kinh tế không cao.

Đầu năm 2010, được Trạm Khuyến nông huyện, Hội Nông dân xã Tân Phú Tây giới thiệu, Ông Hứa Văn Hành, ấp Tân Lợi, xã Tân Phú Tây mạnh dạn tiếp nhận từ dự án JICA  về việc trồng cam sành của dự án. 

Ông Hành cho biết, trước đây vườn của ông trồng cam sành nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao, được giới thiệu dự án này ông rất lo lắng nhưng sau khi được chương trình dự án dẫn đi tham quan một số mô hình trồng cam sành ở tỉnh bạn. Ông mạnh dạn tiếp nhận và chính thức ký hợp đồng và bắt đầu cho tiến hành làm đất, đắp bờ bao, đắp mô,… làm theo hướng dẫn về kỹ thuật của dự án, với diện tích 6.500m2  đất, trồng 257 cây, khoảng cách cây là 4m, ông tiến hành đào mương, đắp mô, bón phân lót, phơi ải sau 3 tuần ông tiến hành đặt cây giống. Khi cây con bén rễ phát triển hơn 30cm ông tiến hành tạo tán bằng cách dùng dây buột làm cho các cành phân tán đều. Sau khi trồng ông tiến hành bón phân ở gia đoạn từ 1 đến 10 tháng tuổi, ông bón phân NPK 10 ngày/lần với liều lượng 10g/cây, thời gian sau 10 tháng tuổi bón tăng lượng phân trên 90g/tháng,… song song với việc bón phân NPK còn bón thêm các loại phân hữu cơ và phòng trừ sâu bệnh định kỳ để phòng trừ trùng sâu đất, rệp sáp, rầy chổng cánh,… ông còn cho biết ngoài phân bón thì lượng nước trong mương cũng rất quan trọng.

Sau 3 năm ông bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên ông thu được 2.145 kg mang lại cho ông 32.180.000 đồng, số trái còn lại khoảng ngoài 2.000kg, trong những năm tới cây phát triển hơn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ông rất phấn khởi khi tham gia chương trình của dự án JICA.

Ông còn cho biết cây cam sành mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện tại ông còn vài ngàn m2  đất đang thu hoạch loại cây ăn quả khác. Ông để số cam này mang lại hiệu quả kinh tế ổn định ông sẽ tiếp tục trồng cam sành hết diện tích đất còn lại mà không cần dự án hỗ trợ.

Từ kết quả trồng cam sành sau 3 năm ông đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ dự án. Ông Hành cho biết thêm, sau này ông không trồng cam sành theo phương pháp truyền thống nữa, mà ông trồng theo kỹ thuật của dự án và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tiếp thu từ dự án với bà con nông dân.

Văn Đoàn

Trường THCS Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi