Đồng bộ hóa dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)

Đến nay, Bến Tre đã cấp chứng thư số chuyên dùng cho 391 tổ chức, 1881 cá nhân và cấp phối SIM KPI có tích hợp chữ ký số cho 155 cá nhân; cấp 700.912 hộ chiếu vac xin Covid-19, xác thực 990.312 thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp căn cước công dân cho 1.288.200 trường hợp, thu nhận hồ sơ cấp định danh điện tử cho 216.816 trường hợp.

 

Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng tỉnh Bến Tre.

 

Đồng bộ hóa việc ứng dụng ICT trong toàn tỉnh (khối Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp) nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của hệ thống chính trị; hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh và kết nối Trục kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), triển khai Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh kết nối Trung tâm giám sát không gian mạng Quốc gia (NCSC) nhằm giám sát an toàn hệ thống thông tin. Các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp chữ ký số, ký số vào văn bản điện tử.

 

 Đồng bộ dữ liệu từ hệ thống quản lý trường học (vnEdu) với Bộ Giáo dục và Đào tạo và đang thực hiện đồng bộ dữ liệu với IOC của tỉnh; triển khai chữ ký số cho 100% cán bộ và giáo viên cấp trung học phổ thông, năm học 2022 – 2023 cấp trung học cơ sở và tiểu học có 04 huyện triển khai và 01 huyện triển khai thí điểm 03 trường, 04 còn huyện lại triển khai vào năm học 2023 - 2024 để ký học bạ, sổ điểm điện tử học sinh.

 

Để tiếp tục đồng bộ hóa dữ liệu, thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 338 ngày 01/3/2023 đề nghị: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của ngành, địa phương và triển khai các dự án, nhiệm vụ, hạng mục được phân công trong Kế nhoạch số 950/KH-UBND theo đúng quy định của pháp luật quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

 

Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 200 triệu đồng đến 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu thực hiện theo Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

 

Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu thực hiện theo quy định về quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như sau: Phân loại dự án; trình tự, thủ tục đầu tư dự án; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; quản lý chi phí, quản lý chất lượng thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chủ trương đầu tư; thẩm quyền quyết định đầu tư; xác định chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

 

Đối với các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 52 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

 

Các sở, ban và các địa phương khi triển thực hiện các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu; hoặc thực hiện các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin, địa phương cần có văn bản xin ý kiến của các Sở, ban, ngành chuyên môn (lĩnh vực chuyên môn thuộc các sở, ban, ngành quản lý) về quy mô, mục tiêu, nội dung thực hiện, cũng như khả năng liên thông của hệ thống phần mềm với các hệ thống thông tin khác.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi