Bến Tre từng bước phát triển lại vùng nguyên liệu ca cao

Đến cuối năm 2020, diện tích ca cao trên toàn tỉnh còn hơn 100 ha tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Châu Thành. Năm 2021-2022, nông dân Bến Tre bắt đầu phát triển trồng mới ca cao, cụ thể năm 2021 trồng mới 42 ha và năm 2022 trồng mới 22 ha. Trong đó, công ty TNHH Sôcôla Marou hỗ trợ hơn 12.000 cây giống tương đương khoảng 30 ha.

 

Công ty TNHH Sôcôla Marou hỗ trợ cây giống ca cao cho nông dân xã Phú Túc năm 2021.

 

Các dòng ca cao chủ lực được trồng trên địa bàn tỉnh là TD3, TD5, TD8, TD9. Sản lượng ca cao năm 2021 đạt 183 tấn hạt khô, năng suất trung bình 4-5kg hạt khô/cây/năm (cây trên 6 năm tuổi).

 

Sau hơn 2 năm trồng, ngày 29/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, khảo sát đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số vườn ca cao được trồng mới năm 2021 tại xã Phú Túc huyện Châu Thành. Qua khảo sát một số vườn ca cao tai xã Phú Túc, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỉ lệ sống đạt trên 90%, có trên 50% cây đã ra hoa và khoảng 10% số cây đã mang trái.

 

 

Trước nhu cầu phát triển trồng mới ca cao của nông dân trên địa bàn tỉnh, dự kiến năm 2023 công ty TNHH Puratos Grand-Place và công ty TNHH Sôcôla Marou hỗ trợ khoảng 25.000-30.000 cây giống ca cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Định hướng của ngành Nông nghiệp tỉnh là phát triển trở lại vùng nguyên liệu ca cao chất lượng cao với hình thức tập trung và có liên kết theo chuỗi giá trị, không trồng rải rác và đơn lẻ như trước đây.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi