Công nghệ xanh và bền vững

Tương lai vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề về môi trường và công nghệ là một trong những cách để giải quyết. Có hai xu hướng công nghệ liên quan đến môi trường là công nghệ xanh và công nghệ bền vững.

 

Công nghệ bền vững: Công nghệ bền vững là một thuật ngữ chung mô tả tất cả những đổi mới sáng tạo có xem xét đến yếu tố tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu của các công nghệ này là giảm đáng kể rủi ro môi trường và sinh thái, đồng thời tạo ra một sản phẩm bền vững. Chúng có thể bao gồm ứng dụng của một loạt công nghệ số như Trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, điện toán đám mây, thực tế mở rộng (ER), tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và nhiều công nghệ khác.

 

Công nghệ chiếu sáng LED tiết kiệm năng lượng đã thay thế bóng đèn truyền thống trong nhiều gia đình. Nguồn: funix.edu.vn.

 

Công nghệ bền vững có thể áp dụng trong ba lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp là hệ thống công nghệ thông tin nội bộ, hoạt động vận hành và hoạt  động khách hàng. Ví dụ, các phòng ban công nghệ thông tin của doanh nghiệp có thể di chuyển tài nguyên của mình lên nền tảng điện toán đám mây để sử dụng những dịch vụ thiết kế, lưu trữ và bảo mật chuyên nghiệp hơn. Doanh nghiệp có thể tự động hóa càng nhiều quy trình kinh doanh càng tốt nhờ việc chuyển đổi số, dùng các robot ảo (hoặc robot thật) cho những công việc lặp đi lặp lại, hoặc dùng AI hỗ trợ cho phân tích dữ liệu, ra quyết định. Họ cũng phải nghĩ đến việc áp dụng các giải pháp ít tiêu tốn tài nguyên hơn như chiếu sáng bằng đèn LED tiết kiệm điện, hoặc dùng những vật liệu đáp ứng được nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Khi nhiều khách hàng muốn có một sản phẩm bền vững nhưng không sẵn sàng thỏa hiệp về chất lượng và chi phí thì doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp thuyết phục họ như truy xuất nguồn gốc dựa trên blockchain hay nhãn chứng nhận tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải carbon. Thế giới sẽ chứng kiến sự thúc đẩy liên tục hướng tới việc làm cho chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn. Đó là khi người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ phải tiết kiệm năng lượng và được hỗ trợ bởi công nghệ bền vững hơn.

 

Công nghệ bền vững nổi bật trong tất cả các xu hướng công nghệ chiến lược, những thay đổi về môi trường và xã hội hiện nằm trong ba ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư sau lợi nhuận và doanh thu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp sáng tạo được thiết kế để giải quyết nhu cầu về môi trường, xã hội và quản trị để đáp ứng các mục tiêu bền vững.

 

Công nghệ xanh: Trong tiếng Anh, công nghệ xanh được gọi là GreenTech hay CleanTech. Vì thế, công nghệ xanh còn được gọi là công nghệ sạch. Khái niệm công nghệ xanh thực sự được bắt đầu nhắc đến từ những năm 1990 nhưng nó trở thành nhu cầu cấp thiết và trở nên thông dụng hơn vào những năm 2010. Một số cuộc cách mạng công nghệ như sử dụng tấm pin mặt trời hay sử dụng sản phẩm thay thế chất thải nhựa đã bắt đầu cho một xu hướng mới của thế giới. Mục tiêu lớn nhất của công nghệ xanh chính là bảo vệ môi trường. Nói cách khác, bảo vệ môi trường, giúp môi trường trong sạch hơn chính là sứ mệnh của công nghệ xanh.

 

Ngày nay khi các vấn đề toàn cầu đặt ra thách thức cho cả nhân loại, khi những xung đột về địa chính trị trên thế giới xảy ra, thiên tai, biến đổi môi trường, thế giới đối diện với sự cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng năng lượng, lương thực… thì công nghệ xanh lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Thị trường công nghệ xanh đang vô cùng tiềm năng mà doanh nghiệp nào đi trước sẽ có nhiều lợi thế.

Một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay là hạn chế lượng khí thải carbon nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu. Trong những năm tới, các tiến bộ công nghệ có thể đều sẽ xoay quanh hydro xanh, một nguồn năng lượng đốt sạch mới tạo ra lượng khí thải nhà kính gần như bằng không. Shell và RWE, hai công ty năng lượng lớn của châu Âu, đang tạo ra đường ống xanh lớn đầu tiên từ các nhà máy điện gió ở Biển Bắc.

 

Người dùng có thể cũng sẽ thấy sự tiến bộ trong việc phát triển lưới điện phi tập trung. Mô hình này cung cấp một hệ thống gồm các máy phát điện nhỏ và bộ lưu trữ được đặt trong các cộng đồng hoặc nhà riêng lẻ. Nhờ đó, người dùng có thể cung cấp điện ngay cả khi không có lưới điện chính. Hiện tại, hệ thống năng lượng chủ yếu do các công ty năng lượng và khí đốt khổng lồ thống trị. Nhưng các sáng kiến năng lượng phi tập trung có khả năng dân chủ hóa năng lượng trên toàn thế giới, đồng thời, giảm lượng khí thải carbon.

 

Xu hướng mới giải quyết nhu cầu phát triển nhanh chóng về năng lượng sạch. Chúng bao gồm các hệ thống phân phối năng lượng thông minh trong lưới điện, hệ thống lưu trữ năng lượng, tạo năng lượng trung hòa carbon và năng lượng nhiệt hạch. Những công nghệ mới này sẽ có ứng dụng rộng rãi như năng lượng tái tạo (quang điện mặt trời, nhiệt mặt trời và gió), than sạch, thu hồi và cô lập carbon, lưới điện thông minh và công nghệ đo lường, giải pháp lưu trữ năng lượng, hiệu quả năng lượng và cơ hội biến chất thải thành năng lượng; vận tải (như xe sạch, xe điện, pin nhiên liệu); tòa nhà và cơ sở hạ tầng, vật liệu cách nhiệt, quản lý năng lượng gia đình, thiết bị gia dụng và đèn LED; nước (xử lý nước thải và khử muối/màng).

 

Tại Việt Nam, công nghệ xanh còn được coi là động lực tạo sinh khí cho nền kinh tế. Việt Nam coi công nghệ sạch và năng lượng sạch là chìa khóa để giảm rác thải khí nhà kính xuống 8%, mục tiêu đến năm 2050 sẽ tiếp tục giảm thêm 1,5-2%. Cũng chính vì thế mà chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Trong bối cảnh hiện nay, khuyến khích các doanh nghiệp đi theo hướng công nghệ sạch không những hợp thời mà còn đúng với định hướng của đất nước. Để đạt được điều này, ngày 04/04/2023 UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 707/QĐ-UBND về việc thành lập tổ công tác và tổ giúp việc về xây dựng tổ hợp nhà máy hydro xanh Bến Tre để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời giải quyết tháo gở khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng, hỗ trợ Tổ hợp nhà máy hydro xanh Bến Tre sớm khởi công xây dựng và đưa vào vận hành.

 

Theo Tập đoàn The Green Solutions, nhà máy sản xuất Hydro xanh Bến Tre dự kiến sẽ được xây dựng tại xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất hydro của Đức, còn rất mới tại thị trường Việt Nam. Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre được xây dựng trên diện tích đất dự kiến là 22,7ha. Khi đi vào vận hành, dự án sẽ đóng góp vào việc phát triển ngành năng lượng xanh của Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi