Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo-động lực phát triển bền vững

Cách đây 60 năm, vào ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Phát biểu tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học và kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó… Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi… Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học và kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ…”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ảnh tư liệu.

 

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 60 năm vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện tầm nhìn, tư tưởng lớn của Bác đối với định hướng phát triển lâu dài của nền khoa học và công nghệ (KH&CN) nước ta. Tưởng nhớ Người, đồng thời nhằm thúc đẩy KH&CN phát triển mạnh mẽ hơn, ngày 18-6-2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật KH&CN và thống nhất chọn ngày 18-5 hàng năm là Ngày KH&CN Việt Nam (quy định tại Điều 7 Luật KH&CN sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2013-Luật số 29/2013/QH13).


Đã 10 năm qua, ngày 18-5 trở thành ngày hội để tôn vinh những người làm khoa học, giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong xây dựng, phát triển đất nước.


Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam xác định muốn bứt phá để phát triển nhanh, bền vững thì một trong những chiến lược quan trọng đó chính là phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo(ĐMST). Để thực hiện được chiến lược đó và phù hợp với thực tiễn của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác định, cùng với phát triển toàn diện nguồn nhân lực; KHCN là một trong 3 mũi đột phá chiến lược trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Đại hội đã yêu cầu tập trung phát triển mạnh mẽ KHCN, ĐMST và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh. Đồng thời, cần xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ĐMST, ứng dụng chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, hệ thống sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

 

Trụ sở làm việc của Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre. Ảnh: Thanh Tùng.


Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định vai trò quan trọng của phát triển KH&CN, thúc đẩy ĐMST, nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; giúp phát triển con người và hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của xã hội. Ngày 29-1-2021, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án phát triển KH&CN tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh nhà trong thời gian qua; đồng thời, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển KH&CN và ứng dụng tiến bộ của KH&CN vào sản xuất, đời sống của nhân dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.


Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển trong 44 năm qua (1979-2023), ngành KH&CN luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự nỗ lực, đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ KH&CN, các nhà khoa học, hoạt động KH&CN tỉnh nhà đã đạt được những thành quả quan trọng. Các kết quả nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, điều tra cơ bản, công nghệ, sở hữu trí tuệ... đã được ứng dụng, chuyển giao vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng, sản lượng cây trồng, vật nuôi; khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển, kinh tế vườn và kinh tế du lịch của tỉnh.


Kế thừa truyền thống cần cù, sáng tạo của nhân dân Bến Tre, phát huy thành quả 44 năm qua của ngành KH&CN đã đạt được, cán bộ, công chức, viên chức của Sở KH&CN không ngừng phấn đấu với tinh thần tận tụy, tâm huyết, sáng tạo, trung thực làm cho KH&CN và ĐMST thực sự là động lực phát triển bền vững, góp phần quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH&CN tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.



 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý