Hợp tác xã nông nghiệp Định Thủy sau 5 năm hoạt động

Vừa qua, Hợp tác xã Nông nghiệp Định Thủy, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre tổ chức Đại hội đại biểu thành viên hợp tác xã nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội đã tổ chức bầu cử cho các chức danh Hợp tác xã nhiệm kỳ 2023-2028. Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe Hội đồng quản trị Hợp tác xã báo cáo về kết quả hoạt động của Hợp tác xã (HTX) nhiệm kỳ 2017-2022 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.

 

 
 

 

Nhiệm kỳ qua, HTX luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là Đảng ủy, UBND xã Định Thủy. Các ngành chức năng huyện, tỉnh tạo điều kiện để HTX nắm bắt kịp thời các chính sách, chủ trương mới cũng như tiếp cận thị trường cùng với sự đồng lòng, tâm quyết của tập thể Ban điều hành và thành viên HTX đã góp phần giúp HTX hoạt động ổn định và ngày càng phát triển.

 

HTX ban đầu có 185 thành viên, vốn điều lệ 370 triệu đồng đến nay số lượng thành viên là 142 thành viên, vốn điều lệ 500 triệu đồng. HTX hoạt động với 04 dịch vụ chính là: sơ chế cơm dừa tươi, thu mua dừa trái hữu cơ và ngoài hữu cơ (thông qua việc ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty Cổ phần Chế biến dừa Á Châu), chạy chỉ sơ dừa và xay mụn dừa, cung cấp phân bón hữu cơ.

 

HTX cũng đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Hạ bình điện ba pha; mua máy tuốt chỉ sơ dừa, máy xay mụn dừa; xây dựng nhà xưởng, nền hạ phục vụ sơ chế cơm dừa, phục vụ bán phân hữu cơ, phục vụ sản xuất chỉ sơ dừa, mụn dừa; mua xe hoa lâm, xe xúc, xe máy vận chuyển dừa vỏ, vỏ dừa; mua lồng sàn, băng tải mụn. Với tổng chi phí 1 tỷ 560 triệu đồng từ nguồn vốn vay các ngân hàng và vay tín dụng nội bộ thành viên.

 

Nhờ những kết quả trên, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhiệm kỳ 2017-2022 của HTX đạt những kết quả khá tốt, lợi nhuận tăng lên trong từng năm, từ hoạt động thua lỗ trong năm đầu đến năm 2020 lợi nhuận là 120 triệu đồng, năm 2021 lợi nhuận tăng lên 250 triệu đồng và năm 2022 đạt 113 triệu đồng. Ngoài lợi nhuận bước đầu, HTX còn giúp giải quyết được 125 lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm ổn định, thu nhập bình quân từ 6.500.000 đồng đến 7.000.000 đồng/tháng. Liên kết các doanh nghiệp chế biến dừa trên địa bàn tỉnh thu mua dừa hữu cơ của hộ dân với giá cao hơn so với dừa thị trường từ 6.000 đồng – 8.000 đồng/1 chục (12 trái). Hỗ trợ các thành viên HTX mua phân bón với giá thấp hơn 5.000 đồng/bao so với hộ dân bên ngoài HTX.

 

Cuối nhiệm kỳ 2017 - 2022 HTX đã được UBND tỉnh Bến Tre tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng xã Định Thủy đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao; được xếp thứ 2 Khối thi đua các HTX của Liên minh HTX tỉnh được nhận giấy khen.

 

Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát HTX Nông nghiệp Định Thủy nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt trước Đại hội.

 

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động HTX Nông nghiệp Định Thủy vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ của Nhà nước. HTX  chưa có quỹ đất nên chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay của các ngân hàng. Người dân chưa tin tưởng vào mô hình HTX kiểu mới, còn trông chờ vào kết quả hoạt động của HTX nên chưa tham gia nhiều, một số thành viên chưa đóng góp đầy đủ cổ phần. Đặc biệt, nhiệm kỳ qua do dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến việc xuất hàng của các doanh nghiệp, do vậy việc thanh toán tiền của doanh nghiệp cho HTX và bà con trồng dừa còn chậm, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bà con nông dân.

 

Từ kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2017 - 2022, để tiếp tục hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong nhiệm kỳ tới, HTX Nông Nghiệp Định Thủy đã xây dựng phương án sản xuất,kinh doanh HTX nhiệm kỳ 2023 - 2028, trong đó HTX đã phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã, đưa ra các mục tiêu và chiến lược phát triển của HTX trong nhiệm kỳ tới, từ đó xác định các nhiệm vụ cụ thể của HTX như sau:

 

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể ở từng ngành nghề mà HTX hoạt động để triển khai thực hiện đúng tiến độ đề ra, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Vận động phát triển thêm thành viên HTX để huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Vận động thành viên đăng ký chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng dừa hữu cơ.

- Tiếp tục nhờ sự hỗ trợ của cấp trên để tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay của các ngân hàng trên địa bàn.

- Tiếp tục duy trì và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.

- Tiếp tục thu mua dừa trái của các thành viên và bà con nông dân trong xã.

- Duy trì và phát huy hiệu quả sơ chế cơm dừa tươi để cung cấp cho các công ty lớn.

- Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động chạy chỉ sơ dừa, mụn dừa; tìm kiếm đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm chỉ, mụn của HTX.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý