Máy cấy lúa Nhật Bản đầu tiên được sử dụng tại Bến Tre

Ngày 26/01/2013, tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, anh Hồ Văn Thắng nhập từ Nhật Bản một máy cấy lúa, giá 200 triệu đồng (máy đã qua sử dụng), chiều ngang 1,5 m; chiều dài 2,4 m, công suất 6,8 HP, chạy bằng xăng, hao phí nhiên liệu 1 lít xăng/1,5 giờ. Cấy lúa hàng cách hàng 30X30 cm, cây cách cây 15X15 cm tùy theo khoảng cách ta chọn mà di động kích thước rộng hay hẹp.

 
mcl
                                                              Máy cấy lúa.

Mạ cấy được gieo bằng phương pháp mạ khay, kích thước mỗi khay 30X60 cm; sau 13 ngày lấy từ khay đem lên máy để gieo, lúc lấy ra như một tấm nệm cuốn tròn, rất gọn nhẹ.  Mỗi công đất cần 4 kg hạt lúa giống (với máy sạ hàng là 8 kg/công, sạ bằng tay 15 kg/công). Mỗi khay bằng nhựa gieo 200 gram lúa giống, mỗi công đất gieo 20 khay mạ.

Sau khi máy cày, xới đất, làm phẳng mặt ruộng 2 lần, máy cấy bắt đầu thực hiện 3 ha/ngày. Máy có bộ phận vùi phân hạt bón lót vào chân lúa trong lúc cấy. Thường bón lót 8 kg DAP và 10 kg phân vi sinh/1.000m2.

Chi phí từ khi làm đất, lúa giống, gieo mạ trong khay, cấy trọn gói 1,2 triệu đồng/1.000m2, trong đó tiền công cấy 0,5 triệu đồng/1.000m2.

Dùng máy cấy lúa rất tiện lợi cho việc xuống giống đồng loạt trên những cánh đồng mẫu, né rầy, tiết kiệm lúa giống. Tuy chi phí cấy bằng máy bằng hoặc thấp hơn chi phí sạ hàng, sạ lan (bằng tay) không nhiều nhưng không lắc xắc, lo âu giống lúa, công mạ, công sạ, công bón phân lót, nhất là nhiều nơi ngày càng thiếu người lao động.

Anh Hồ Văn Thắng có cả máy làm đất, máy cấy; dự định sẽ bao trọn gói từ làm đất đến thu hoạch, lấy rơm, sản xuất nấm rơm, ủ phân vi sinh (nấm Trichoderma) từ rơm sau khi làm nấm để bón lại cho đất theo quy trình khép kín sản xuất lúa.

Đỗ Văn Công

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn “Phương pháp, hướng dẫn mô tả viết sáng kiến, sáng tạo, xây dựng đề cương thuyết minh đề tài, dự án khoa học và công nghệ”
• Giao Thạnh phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới
• Nông dân Chợ Lách áp dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
• Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “nem chay Phú Đức”
• Bến Tre đạt 6 giải thưởng tại hội thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Nam
• Thạnh Phú: Công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Tép rang dừa Mỹ Hưng”
• Chợ Lách công bố nhãn hiệu tập thể đối với trái chôm chôm và măng cụt
• Họp Ban tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2017
• 07 ý tưởng, 11 dự án tại vòng chung kết cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp tỉnh Bến Tre lần thứ I năm 2017
• Tập huấn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương
• Thạnh Phú - Tập huấn phổ biến văn bản và hướng dẫn một số kỹ năng viết sáng kiến
• Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2014-2015 có 17 giải pháp đạt giải
• Tập huấn về “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ”
• Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ
• Bến Tre-Một cá nhân được Trung tâm Sáng kiến xã hội tia sáng-Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tôn vinh và trao danh hiệu “Đại sứ sáng kiến