Hiệu quả bước đầu từ việc xây dựng mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen

Sâu đầu đen (Opisina arenosella) là đối tượng gây hại mới đối với người trồng dừa, đây loài gây hại ngoại lai nguy hiểm trên cây dừa có nguồn gốc từ Ấn Độ, Srilanca và gần đây gây hại nặng trên các vườn dừa tại Thái Lan. Khi bị sâu đầu đen gây hại nặng toàn bộ lá dừa trên cây bị cháy khô, cây suy kiệt dần, giảm năng suất và có thể chết cây. Sâu đầu đen sống mặt dưới lá dừa, ăn biểu bì lá và nhả tơ kéo 2 mép lá dừa lại làm đường hầm và ở lại trong đó nên việc phòng trừ bằng phun thuốc BVTV gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, dừa có khả năng phục hồi khi được áp dụng kỹ thuật phòng trị và chống tái nhiễm kịp thời.

 

Điểm trình diễn mô hình.


Từ tháng 7 năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện nhiều điểm có vườn dừa bị sâu đầu đen hại dừa gây hại dừa tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre với mức độ gây hại rất nặng, ước thiệt hại sinh trưởng trên 70% số lá trên cây và trên 80% năng suất cây dừa. Khi sâu đầu đen xuất hiện thì cơ quan chuyên môn đã phối hợp với nhiều cơ quan trong và ngoài tỉnh cũng như tham khảo tài liệu để đưa ra phương pháp phòng trị tạm thời để chờ kết quả nghiên cứu. Để chăm sóc, bảo vệ diện tích được phục hồi và hạn chế tái nhiễm thì cần áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tổng hợp được khuyến cáo như cắt và tiêu hủy tàu lá bị nhiễm, phun thuốc BVTV, thả ong ký sinh, điều chỉnh lượng phân bón và các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Mặc dù, ngành chức năng đã có khuyến cáo hướng dẫn các biện pháp để quản lý đối tượng này. Tuy nhiên, việc quản lý và phòng trừ sâu đầu đen còn gặp nhiều khó khăn do đa số nông dân còn hạn chế trong việc ứng dụng các biện pháp phòng trị được chuyển giao, còn sử dụng thuốc BVTV có hiệu lực nhanh, độc cao làm ảnh hưởng đến thiên địch trên các vườn dừa và có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu dừa hữu cơ trong tỉnh.  

 

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp xây dựng mô hình “Phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm chuyển giao các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó, đẩy mạnh ứng dụng sinh học quản lý sâu đầu đen để bảo vệ vườn dừa, chống tái nhiễm, phục hồi khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất cho các vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại giúp ổn định thu nhập và thương mại trong chuỗi giá trị dừa Bến Tre. Mô hình được chọn thực hiện huyện Bình Đại và huyện Mỏ Cày Bắc quy mô 10 ha, thời gian từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023.

 

Mục tiêu của mô hình: Hướng dẫn các biện pháp xử lý sâu đầu đen, chuyển giao kỹ thuật nhằm kiểm soát sâu, hạn chế tái nhiễm tại các khu vực dừa đã phòng trị sâu đầu đen; Chuyển giao và ứng dụng các giải pháp canh tác nhằm bảo vệ năng suất và phục hồi sinh trưởng, phát triển của cây dừa ở các vùng dừa trọng điểm trong tỉnh bị sâu đầu đen tấn công; Chuyển giao kỹ thuật quản lý sâu đầu đen bằng giải pháp sinh học để bảo vệ vườn dừa, hạn chế tái nhiễm; Chuyển giao quy trình nhân nuôi ong ký sinh cho các hộ tham gia mô hình,…

 

Vườn dừa trong mô hình đã phục hồi do dịch hại sâu đầu đen.


Tại huyện Mỏ Cày Bắc mô hình được triển khai vào đầu tháng 10 năm 2022 trên địa bàn xã Thành An; Quy mô: 5 ha, có 10 hộ tham gia. Quá trình tham gia mô hình các hộ được hỗ trợ vật tư như: Vôi, phân urea, phân lân, phân Kali clorua, phân hữu cơ… và tổ chức bà con nông dân tham gia lớp tập huấn về: Các biện pháp phòng trị, chống tái nhiễm sâu đầu đen gây hại dừa trên dừa; Các biện pháp quản lý sâu, bệnh khác trên dừa trong điều kiện quản lý sâu đầu đen bằng ong ký sinh trên dừa; Cách sử dụng phân bón và chăm sóc vườn dừa hợp lý để dừa phục hồi sinh trưởng, phát triển sau khi bị sâu đầu đen gây hại, các biện pháp sinh học quản lý sâu đầu đen,….

 

Đến nay qua theo dõi đánh giá của cán bộ theo dõi mô hình cho biết: Tàu lá phát triển xanh tốt giảm rất nhiều sự gây hại của sâu, các buồng dừa tỉ lệ đậu trái nhiều, vườn dừa đã bị nhiễm sâu đầu đen đã phục hồi trên 96% diện tích,.... Dự kiến khoảng 1 tháng tới vườn dừa trong mô hình sẽ phục hồi hoàn toàn.

 

Rõ ràng, mô hình đã đạt kết quả đáng khích lệ nhưng quan trọng hơn là thông qua mô hình đã góp phần nâng cao kiến thức về các biện pháp nhằm kiểm soát sâu đầu đen, hạn chế tái nhiễm tại các khu vực dừa đã phòng trị sâu đầu đen, ứng dụng các giải pháp canh tác nhằm bảo vệ năng suất và phục hồi sinh trưởng, phát triển của cây dừa, quản lý sâu đầu đen bằng việc nhân nuôi ong ký sinh,….

 

Từ thực tiễn này sẽ làm cơ sở hướng dẫn, tuyên truyền cho nông dân trong tỉnh các biện pháp phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen để dừa phục hồi sinh trưởng, phát triển sau khi bị sâu đầu đen gây hại, cách nhân nuôi ong ký sinh,.... Đây là biện pháp mang tính bền vững, vừa bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng trái dừa, tăng năng suất, phù hợp với việc thực hiện canh tác dừa hữu cơ tại Bến Tre.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi