Hội thảo tiềm năng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm từ con tôm tỉnh Bến Tre

Ngày 27/10/2023, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Tiềm năng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm từ con tôm tỉnh Bến Tre”. Ông Nguyễn Văn Vưng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hội thảo. Chương trình có sự tham dự của đại diện các sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm tại 3 huyện Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri.

 

Ông Nguyễn Văn Vưng – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc hội thảo.

 

Hội thảo nằm trong chương trình nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị từ con tôm ở Bến Tre” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì; PGS. TS. Trần Thanh Trúc làm chủ nhiệm đề tài.

 

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi xi phong ở tỉnh Bến Tre có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và có khả năng bảo quản ổn định thông qua việc kiểm soát thông số kỹ thuật trong quá trình chế biến cũng như lựa chọn phương thức bao gói và chế độ bảo quản phù hợp. Trên cơ sở đó, thiết lập được ít nhất một mô hình sản xuất thử nghiệm thành công cho sản phẩm tôm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng nguyên liệu và góp phần phát triển kinh tế bền vững của địa phương.

 

Quang cảnh tại hội thảo.

 

Tại hội thảo, đại biểu tham dự đã được nghe nhóm thực hiện báo cáo các tham luận: Ảnh hưởng của hạng tôm đến thành phần khối lượng và hóa lý của tôm thẻ chân trắng nuôi ở khu vực huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; Quy trình sản xuất các sản phẩm từ con tôm tỉnh Bến Tre; Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm khô xẻ bướm. Qua đó, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận về những nội dung đã được nhóm thực hiện trình bày, nhất là về các quy trình chế biến 5 sản phẩm: Tôm khô ăn liền, tôm khô xẻ bướm, chà bông tôm, snack tôm từ surimi thịt tôm vụn và thịt đầu tôm, bột tôm gia vị.

 

Kết quả bước đầu của đề tài đã góp phần phát triển đa dạng hóa các sản phẩm từ tôm với 5 quy trình sản xuất mới đã được xây dựng, phù hợp sản xuất quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc phát triển các sản phẩm mới góp phần tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tôm, phát triển theo hướng sản xuất “không phụ phẩm” và tạo sản phẩm thực phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc trưng của địa phương, mở ra một hướng phát triển mới cho thị trường tôm chế biến từ đó mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh nhà.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hội thảo mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã
• Hội thảo góp ý hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận logo chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Bến Tre” cho sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre
• Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh thăm và làm việc tại Bến Tre
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân thối hoa, rụng quả non chôm chôm và biện pháp phòng chống hiệu quả tại tỉnh Bến Tre”
• An Hòa Tây (Ba Tri) Hội thảo “liên kết 4 nhà” trong xây dựng chuỗi giá trị trồng lúa hữu cơ
• Cây đa Đình Tân Hưng và đền thờ kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được công nhận là cây di sản Việt Nam
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá mú Trân châu trong ao đất tại Bến Tre”
• Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre tham dự ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Long An năm 2023
• Thực trạng và giải pháp cho nghề nuôi bò ở Bến Tre hiện nay
• Giồng Trôm tổ chức hội thảo xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị trên địa bàn huyện
• Hội thảo giải pháp bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi tôm tự nhiên tại các khu vực ven biển tỉnh Bến Tre
• Huyện Mỏ Cày Bắc: Ra mắt chi hội nông dân nghề nghiệp “nuôi ếch”
• Lễ ra mắt tổ khuyến nông cộng đồng xã Tân Phú
• Triển khai xây dựng mã số vùng trồng bưởi da xanh tại xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam
• Thạnh Phú công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luông”