Quy trình phòng trừ bọ cánh cứng, rầy mềm, sâu ăn tạp bằng chế phẩm nấm xanh M.a

khcnHiện nay, tốc độ đô thị hóa ngày một tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, dân số thế giới nói chung, ở nước ta nói riêng ngày càng đông thêm. Do đó vấn đề lương thực được đặt lên hàng đầu, để đáp ứng nhu cầu này thì vấn đề tăng năng suất cây trồng rất cần thiết và được các nhà khoa học thực hiện bằng nhiều biện pháp như lai tạo giống, gây đột biến gen,…

Trong sản xuất người ta phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu về lương thực cho xã hội, tuy nhiên trong quá trình canh tác người dân còn áp dụng phương pháp cũ, truyền thống là sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học,... Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Để hướng đến một nền nông nghiệp có những bước tiến lâu dài và bền vững thì mục tiêu đặt ra cho các nhà quản lý cũng như người trực tiếp tham gia làm nông nghiệp phải tìm ra một giải pháp thật sự thích hợp. Từ đó, khái niệm về chế phẩm sinh học càng trở nên thu hút hơn bởi chúng là một trong những hướng giải quyết hiệu quả về việc đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và môi trường. Việc áp dụng sử dụng chế phẩm sinh học đang dần là một lối đi mới trong nông nghiệp. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các loại nấm để phòng trừ côn trùng có hiệu quả. Ở nước ta, cách đây vài năm sản phẩm này đã bắt đầu được sử dụng nhưng chưa thật sự rộng rãi. Hiện nay, đây là sản phẩm được nhiều người tìm đến bởi chúng có được nhiều ưu thế nổi bật trong việc giúp tăng năng suất, chất lượng, ngăn chặn dịch bệnh và điều đặc biệt chính là yếu tố tích cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Từ năm 2011, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bến Tre (Trung tâm) đã tiến hành thực hiện dự án: “Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae (M.a) ở quy mô nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu hại lúa tại 4 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Giồng Trôm tỉnh Bến Tre”. Thông qua dự án, Trung tâm đã chuyển giao thành công quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh M.a từ Trường Đại học Cần Thơ. Đến nay, đã tiến hành phun xịt nhiều đợt trên ruộng lúa của 4 huyện trên đạt kết quả khá tốt. Chế phẩm M.a thường được sản xuất dưới dạng bột khô chứa sinh khối là bào tử nấm. Người dân có thể tự sản xuất chế phẩm này khá dễ dàng. Một số hộ dân trồng lúa ở 4 huyện tham gia thực hiện dự án đã sản xuất nhanh thành công chế phẩm nấm xanh M.a.

Chế phẩm M.a dùng phòng trừ bọ cánh cứng, rầy mềm, sâu ăn tạp,… trên lúa, rau màu, cây dừa,… Tuy nhiên, không phải sử dụng một cách tùy ý mà phải có liều lượng cụ thể thì hiệu quả mới cao. Sau đây là quy trình sử dụng chế phẩm M.a được Trung tâm áp dụng đem lại hiệu quả.

Bước 1: Hòa 1kg chế phẩm M.a vào 40 lít nước, khuấy thật đều.

Bước 2: Để lắng trong vài phút.                      

Bước 3: Dùng vải lọc bỏ chất cặn bã, chỉ lấy dung dịch nước có nhiều bào tử nấm M.a.

Bước 4: Cho vào dung dịch 10-15ml dầu thực vật, hoặc nước rửa chén để tăng khả năng bám dính khi phun.

Bước 5: Cứ 2 lít nước dung dịch phun cho một cây dừa hoặc 20 lít nước cho 2.000 m2 ruộng lúa hoặc 1.000m2 rau màu. Phun vào ngọn non càng đẫm càng tốt.

Chú ý: Nên phun chế phẩm M.a vào đầu hoặc cuối mùa mưa, vì lúc này ẩm độ không khí cao, thuận lợi cho bào tử nấm M.a sinh trưởng, phát triển và ký sinh trên ký chủ gây hại tốt nhất. Không nên phun vào các tháng mùa khô, vì ẩm độ không khí thấp, bất lợi cho nấm M.a phát triển.

Tóm lại, việc ứng dụng các biện pháp sinh học bằng nấm ký sinh thay cho sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ côn trùng phá hại đang có hiệu quả khá cao mà giá thành thấp, tránh gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Hiệu lực trừ bọ cánh cứng, rầy mềm, sâu ăn tạp... của chế phẩm M.a là rất rõ ràng, lại không gây hại đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Hiện tại, chế phẩm M.a đang được sản xuất thường xuyên tại Trung tâm, địa chỉ số: 415A, Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, TP. Bến Tre.

Xuân Lãm

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý