Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Ngày 30/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 125/QĐ-UBND cho phép triển khai thực hiện đề tài: “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”, đề tài do Viện Kỹ thuật Biển chủ trì thực hiện và PGS.TS. Hoàng Văn Huân làm Chủ nhiệm đề tài.

 

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá được vị trí, phạm vi, xu thế diễn biến bãi bồi, chế độ dòng chảy cồn nổi trên sông trên địa bàn của tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp khai thác tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

 

Bà Trương Trịnh Trường Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại hội thảo.

 

Để sản phẩm đề tài mang tính khoa học cao, sát thực tiễn, ngày 07 tháng 3 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị chủ trì thực hiện buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, bà Trương Trịnh Trường Vinh chủ trì hội thảo. Chương trình có sự tham dự của các nhà khoa học, đại diện các sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh.

 

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành, có trên 65 km đường bờ biển và hệ thống kênh rạch chằng chịt, nên đã tạo ra hệ thống cửa sông, bãi triều, bãi bồi cồn nổi rất đa dạng về hình thái, sinh thái.  Ngoài 15.000 ha bãi triều ven biển với khoảng trên 3.000 ha đang được khai thác Nghêu và Sò; Bến Tre còn có 4.395 ha bãi bồi cồn nổi (trong đó có 3.450 ha cổn nổi và 945 ha bãi bồi) dọc theo các sông Mỹ Tho, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, bãi bồi cồn nổi Bến Tre được đánh giá đa dạng về hình thái và sinh thái có tiềm năng lớn về du lịch phát triển kinh tế và an sinh xã hội, tuy nhiên bãi bồi cồn nổi cũng là vùng đất nhạy cảm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các thay đổi thủy động lực sông và biến đổi khí hậu, do đó việc thực hiện đề tài “Điều tra thực trạng đánh giá chế độ dòng chảy xu thế diễn biến các bãi bồi cầu nổi về sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp” là rất cần thiết và có ý nghĩa.

 

PGS.TS. Hoàng Văn Huân - Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại buổi hội thảo.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện đơn vị chủ trì báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, những nội dung của đề tài về các vấn đề như: Điều tra thực trạng bãi bồi và kết quả nghiên cứu xu thế diễn biến bãi bồi từ viễn thám; Kết quả mô hình toán mô phỏng trường thủy động lực, vận chuyển bùn cát; Phân tích, xác định phạm vi, đánh giá nguyên nhân hình thành và tiềm năng khai thác của các khu vực bãi bồi – cồn nổi; Đánh giá đa dạng sinh học và chất lượng môi trường các khu vực bãi bồi – cồn nổi; Đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp các bãi bồi - cồn nổi.

 

Qua nghiên cứu, nhóm thực hiện xác định bốn mục tiêu thực hiện đó là: Xác định được vị trí, phạm vi bãi bồi - cồn nổi và hiện trạng khai thác, quản lý; Làm rõ được chế độ dòng chảy, chất lượng nước, chuyển vận bùn cát ở hiện trạng của các bãi bồi, cồn nổi; Đánh giá xu thế diễn biến của bãi bồi theo không gian và thời gian; Đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp các bãi bồi - cồn nổi theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

 

Quang cảnh buổi hội thảo.

 

Tại hội thảo hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao chất lượng nội dung nhóm nhiên cứu đã thực hiện, đã có nhiều ý kiến trao đổi, góp ý chỉnh sửa để sản phẩm của đề tài hoàn thiện tốt hơn. Kết quả bước đầu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, khai thác và xây dựng hạ tầng, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu tải tỉnh Bến Tre nói chung và tại các bãi bồi, cồn nổi nói riêng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao
• Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP tỉnh Bến Tre”
• Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
• Bến Tre cơ cấu lại Sở Khoa học và Công nghệ: tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý
• Nghiệm thu đề tài: “Hoàn thiện công nghệ đá sệt kết hợp Nano UFB để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu kết quả đề tài “Xây dựng Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn Địa chí Quốc gia Việt Nam”
• Hội thảo khoa học “Tổng kết mô hình bảo quản hải sản bằng đá sệt Nano UFB trên tàu lưới kéo và tại cơ sở thu mua hải sản”
• Cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đào tạo kỹ năng nâng cao hiệu quả chương trình OCOP cho cán bộ quản lý
• Hội thảo công bố và giới thiệu sản phẩm, phân tích thị trường 05 sản phẩm của đề tài: trà túi lọc linh chi dừa, trà túi lọc linh chi lim xanh, cao linh chi dừa, cao linh chi lim xanh, rượu linh chi dừa
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chế tạo thực phẩm chống oxy hóa tự nhiên dựa trên sự kết hợp của hoa bụp giấm và thạch dừa”