Hoa dừa cạn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa kiểng

Trong vài năm trở lại đây, tại huyện Chợ Lách, ngoài các loại hoa nở truyền thống như vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc Hà Lan, cẩm chướng, thược dược… thì hoa dừa cạn (hay còn gọi là hoa dừa rũ) đã thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng về mẫu mã cũng như chất lượng. Đồng thời, loại hoa này bước đầu cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá hấp dẫn cho người sản xuất và kinh doanh hoa kiểng.

 

 
hdc                 Anh Mai Hữu Truyền, ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành chăm sóc hoa dừa cạn.

Xã Vĩnh Thành là địa phương có phong trào trồng hoa dừa cạn phát triển khá mạnh ở huyện Chợ Lách. Hiện, toàn xã hiện có trên 3.000 hộ sản xuất-kinh doanh hoa kiểng. Trong đó, có trên 200 hộ sản xuất hoa dừa cạn, tăng 60% so với năm 2011. Anh Nguyễn Duy Phương-một trong những hộ sản xuất hoa dừa cạn đạt hiệu quả kinh tế khá cao ở ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành cho biết: “Trong năm 2012, tôi sản xuất gần 11 ngàn sản phẩm hoa nở các loại, trong đó hoa dừa cạn chiếm gần 7 ngàn sản phẩm. Từ khi sản xuất loại hoa này tôi đã tận dụng có hiệu quả thời gian nhàn rỗi của gia đình, nhờ đó kinh tế cũng khá lắm”.  Anh Phương bắt đầu sản xuất loại hoa dừa cạn vào mùa hoa Tết năm 2010. Nhận thấy đây là loại hoa có mẫu mã đẹp, thị trường đang tiêu thụ mạnh, năm 2011 anh mạnh dạng đầu tư 6 triệu đồng sản xuất 700 chậu, sau 4 tháng thu về lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Từ đầu năm 2012 đến nay, anh Phương bán gần 5.000 chậu hoa dừa cạn, giá trung bình mỗi chậu 25 ngàn đồng, sau khi trừ đi chi phí sản xuất còn lãi gần 70 triệu đồng. Theo anh Phương, để trồng được cây hoa dừa cạn không đòi hỏi kỹ thuật canh tác phức tạp nhưng phải tốn nhiều công chăm sóc. Thời gian ươm hạt khoảng 1 tháng, khi cây cao hơn nửa gang tay thì cho vào chậu và đem ra giàn treo. Đây là thời gian cây sinh trưởng mạnh, mỗi tuần phải tưới phân 1 lần chủ yếu là NPK. Song song đó, người trồng phải phun thuốc trừ sâu và trị nấm bệnh theo định kỳ 1 tháng 3 lần. Khi cây bắt đầu ra hoa thì thường xuyên nhặt bỏ bông tàn và giữ cho cây luôn đủ độ ẩm cần thiết.

Đầu năm 2012, sau khi đã học hỏi được cách trồng hoa dừa cạn ở các hộ lân cận, anh Mai Hữu Truyền ở ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành đầu tư vào sản xuất loại hoa này và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế tương đối ổn định. Tính đến cuối tháng 9 năm nay, anh đã bán được hơn 4.000 chậu nhưng do mới sản xuất lần đầu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, mỗi chậu trung bình lãi từ 5-7 ngàn đồng. Trước đây, anh Truyền chủ yếu sản xuất và kinh doanh cây giống. Nhận thấy có thể tận dụng khoảng không trong trại cây giống nhà mình để trồng thêm hoa dừa cạn bằng chậu treo nhằm tăng thêm thu nhập, anh Truyền bắt đầu tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật và tiến hành đầu tư sản xuất. “Nào giờ khoảng trống trong sân, trong trại cây giống chỉ bỏ không thôi, mùa rồi tôi tận dụng để  trồng hoa dừa cạn, sau khi trừ đi chi phí sản xuất còn lãi gần 30 triệu đồng. Tôi mừng lắm”-anh Mai Hữu Truyền phấn khởi nói.

Sắp tới, anh đang chuẩn bị xuất bán gần 2.000 chậu hoa dừa cạn đã thành phẩm cho thương lái ở TP. Hồ Chí Minh và tất bật chăm sóc 2.000 chậu gần 2 tháng tuổi để kịp cung cấp cho mùa hoa Tết Quý Tỵ.

Hiện tại, thị trường tiêu thụ hoa dừa cạn của Chợ Lách chủ yếu là những vựa hoa ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, mỗi chậu bán tại vườn có giá từ 20-30 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí, người trồng còn lãi từ 5-15 ngàn đồng/chậu tùy vào kích cỡ, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Ngoài việc trưng bày vào các dịp lễ, Tết, loại hoa này cũng được tiêu thụ khá mạnh vào những thời gian còn lại trong năm như để trang trí cơ quan, văn phòng, trường học, nhà ở...

Với thị trường tiêu thụ khá mạnh như hiện nay, các mô hình trồng cây hoa dừa cạn bước đầu đang được địa phương khuyến khích, quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để người dân sản xuất đạt chất lượng. Ông Dương Văn Tý-Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp Tây Lộc cho biết: “Thấy được hiệu quả kinh tế của cây hoa dừa cạn, ở góc độ chi hội nông dân chúng tôi cũng khuyến khích bà con sản xuất. Trong các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ nông dân chúng tôi cũng nhờ những anh em sản xuất có hiệu quả chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người và tổ chức tham quan thực tế tại vườn”.                                     

Đáp ứng được thị hiếu thẫm mỹ của người tiêu dùng, tương đối dễ trồng, thị trường tiêu thụ mạnh, hiệu quả kinh tế cao, cây hoa dừa cạn đang trở thành sự lựa chọn của nhiều hộ sản xuất hoa kiểng ở Chợ Lách. Để loại hoa tiềm năng này gắn bó lâu dài với người dân thì đòi hỏi hướng phát triển sản xuất của địa phương phải gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.

Cao Khiết

Đài Truyền thanh Chợ Lách

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý