Nhiều nông hộ áp dụng thành công mô hình nuôi gà an toàn sinh học bằng đệm lót sinh thái

Hiện nay, nghề nuôi gà thả vườn tại huyện Mỏ Cày Nam đang phát triển mạnh, tổng đàn gà trong huyện hiện lên đến trên 800.000 con. Để phát triển đàn gà hiệu quả, nhiều hộ nông dân ở huyện Mỏ Cày Nam áp dụng quy trình đệm lót sinh thái trong nuôi gà thả vườn an toàn sinh học với nhiều lợi ích thiết thực vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

ga               Mô hình nuôi gà an toàn sinh học sử dụng đệm lót sinh thái của một số hộ nông dân trong huyện.

Mô hình nuôi gà thả vườn bằng đệm lót sinh thái được Tổ Tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp huyện Mỏ Cày Nam bắt đầu thực hiện từ tháng 6 năm 2011. Qua 6 tháng thử nghiệm với quy mô 1.000 con tại 5 hộ ở xã Bình Khánh Tây, Minh Đức và Cẩm Sơn. Nhờ áp dụng biện pháp nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học sử dụng đệm lót sinh thái giúp phân hủy phân, giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi, tạo môi trường trong lành cho vật nuôi phát triển tốt. Giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh CRD.

Về hiệu quả kinh tế tính trên 1 con gà, người nuôi thu lợi nhuận trung bình 15.500 đồng/con. Nếu tính thêm phần hỗ trợ 15.450 đồng/con thì hộ tham gia mô hình thu được 30.950 đồng/con. Việc sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N-01, giúp người nuôi giảm công lao động, giảm chi phí thay chất độn chuồng 1.600 đồng/con. Với sự thành công của mô hình thử nghiệm này, nhiều hộ nông dân đầu tư nuôi gà thả vườn với quy mô lớn có hộ nuôi đến trên 10.000 con, phần lớn người nuôi thu lợi nhuận cao từ áp dụng mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh thái. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng đối với nhiều hộ nuôi gia cầm trong và ngoài huyện. Áp dụng thành công mô hình này ông Võ Văn Quới ở ấp Bình Đông, xã Cẩm Sơn đã sử dụng đệm lót sinh thái và sử dụng chế phẩm Balasa-N01 trong nuôi gà thả vườn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Ông Quới sử dụng chế phẩm Balasa-N01 rải lên nền chuồng nhằm tiêu hủy mùi hôi và phân chuồng khô nên không phải tốn công dọn quét chuồng thường xuyên như nuôi trên nền đất như trước đây nữa. Nhờ chế phẩm này khi phân chuồng khô ráo không bị dính lên lông gà, lông lúc nào cũng sáng và sạch, gà phát triển nhanh và khỏe mạnh. 

Khi nuôi gà thả vườn bằng đệm lót sinh thái, cứ mỗi khi xuất bán lứa gà cũ và tiếp tục phát triển lứa gà mới ông Quới không phải tốn công để dọn chuồng và sử dụng nền cũ để phát triển lứa gà mới mà không phải di chuyển sang nền mới như nuôi với biện pháp thông thường. Quy trình ứng dụng đệm lót sinh thái khá đơn giản, ban đầu ông Quới thực hiện làm đệm lót dày khoảng 1 tấc. Rải trấu lên nền chuồng sau đó thả gà con vào nuôi. Thả gà con sau khoảng 2 tuần phân gà đã phủ lớp bề mặt, sau đó tiến hành cào lớp phân và tiến hành rải đều chế phẩm men Balasa-N01 được pha trộn và ủ sẵn với bột bắp hoặc cám gạo lên bề lớp đệm lót.

Ngoài ra, việc nuôi gà bằng đệm lót sinh thái sử dụng chế phẩm Balasa-N01 phân chuồng có thể bón cho vườn cây đều không có mùi hôi. Sử dụng đệm lót sinh thái nền chuồng lúc nào cũng khô ráo, gà phát triển khỏe, ít nảy sinh dịch bệnh, người nuôi nhanh xuất chuồng và ít rủi ro. Với mô hình đệm lót sinh thái nhiều năm qua gia đình ông Quới phát triển đàn gà từ 500-1.000 con mà không phải tốn nhiều công dọn phân và dọn chuồng như trước nữa. Sau 4 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng từ 1,7-1,8kg, trừ đi mọi chi phí đầu tư với 500 con gà sau mỗi lứa bán ông Quới lãi gần 20 triệu đồng.

Theo ông Quới: “Để đạt hiệu quả thành công trong nhiều năm nuôi gà thả vườn, tôi thực hiện chặt chẽ quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học, quy trình xử lý chất thải trong quá trình nuôi. Trong đó, tôi luôn thực hiện tốt việc chọn mua con giống khỏe mạnh, biết rõ nguồn gốc và thường xuyên áp dụng quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, quy trình chủng ngừa vắc-xin, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong quá trình nuôi nhờ đó đàn gà lớn nhanh, khỏe mạnh, nhiều năm liên tiếp tôi nuôi gà luôn có lãi”.

Hiện, quy trình chăn nuôi áp dụng đệm lót sinh thái của nhiều hộ nông dân ở huyện Mỏ Cày Nam đã  góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo đảm môi trường tránh bị ô nhiễm đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi đang được nhân rộng ở nhiều hộ nuôi gia cầm trong huyện. Theo ông Nguyễn Chánh Bình-Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mỏ Cày Nam cho biết: việc chuyển giao cho người chăn nuôi kiến thức về chăn nuôi gà an toàn sinh học, biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường sẽ từng bước thay đổi quy trình nuôi theo hướng an toàn sinh học kết hợp bảo vệ môi trường. Đồng thời mô hình sẽ góp phần định hướng ngành chăn nuôi huyện nhà theo hướng bền vững.

Thu Phương

Đài Truyền thanh Mỏ Cày Nam

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý