Nông dân Thới Lai với 1 công đất trồng ớt chỉ thiên và 60 triệu đồng

Xã Thới Lai, huyện Bình Đại là một vùng đất phù sa nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại rau màu và cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là giống ớt chỉ thiên. Vụ mùa năm nay, nông dân trong xã đã trồng được 11ha ớt chỉ thiên, tập trung ở 2 ấp Giồng Hổ và Giồng Bông. Vào vụ thu hoạch ớt chỉ thiên năm nay, hiện nông dân rất phấn khởi bởi năng suất ớt thu hoạch được và giá thành cao gấp 1/3 lần so với vụ ớt chỉ thiên năm 2011.

Vào thời điểm hiện nay, bà con nông dân nơi đây đang tất bật vào vụ thu hoạch ớt chỉ thiên. Anh Nguyễn Văn Hưng, ấp giồng Hổ phấn khởi cho biết: “Năm nay, đang vào vụ thu hoạch năng suất ớt đạt rất cao và được giá nên nông dân chúng tôi rất vui vì có được nguồn thu nhập khá cao”.

Hộ anh Nguyễn Văn Hưng, hiện có 5 công đất trồng ớt chỉ thiên được anh chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ớt từ nhiều năm qua, năm nay vào vụ thu hoạch ớt chỉ thiên, ước tính mỗi công anh thu khoảng 2 tấn trái. Giá ớt hiện tại từ 27.000 đồng đến 28.000đồng/kg. Sau khi trừ đi mọi chi phí (giống, phân, thuốc, ngày công), anh Hưng ước tính lãi trên 50 triệu đồng/1công. Theo kinh nghiệm trồng ớt chỉ thiên nhiều năm, anh Hưng cho biết: “Bà con nông dân trồng ớt chỉ được 1 vụ trong năm và thích hợp trồng ở thời điểm mùa khô (khoảng đầu tháng 4 âm lịch) bởi vì khi mưa xuống rất dễ gây thối trái và úng cây. Trồng ớt chỉ thiên thì không tốn nhiều vốn đầu tư chỉ cần chịu khó chăm sóc và tưới tiêu hàng ngày là cho năng suất cao, mỗi ngày tưới 3 lần, sáng trưa và sụp tối”.

Ngoài ra, theo nhiều hộ nông dân trồng ớt chỉ thiên ở 2 ấp Giồng Bông và Giồng Hổ thì: “Giống ớt chỉ thiên là giống cây dễ trồng, không kén đất có thể trồng trên các loại đất như: đất ruộng, đất bãi, đất bồi, chỉ cần lên liếp cao, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây phát triển tốt, đặc biệt ở mỗi vụ ớt chỉ thiên nông dân có thể thu hoạch kéo dài đến 6 đợt và mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 5 đến 6 ngày, trồng ớt rất ít sâu bệnh nhưng nông dân phải tốn khá nhiều công chăm sóc như tưới nước thường xuyên hàng ngày”.

Trước đây, việc trồng ớt chỉ thiêng của xã chỉ được 1 vài hộ dân ở ấp Giồng Hổ thấy việc sản xuất lúa không có hiệu quả nên chuyển đổi sang đầu tư trồng ớt với diện tích nhỏ lẻ, nhưng từ 4 năm nay, thấy việc trồng ớt không khó, chi phí đầu tư thấp, lại cho hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân đã chuyển đổi trồng theo rầm rộ. Cũng theo kinh nghiệm của anh Hưng: “Để ớt chỉ thiêng cho trái nhiều, nông dân phải chú trọng ngay từ khâu làm đất, lên liếp với độ cao khoảng 1 tấc, tạo rãnh để thuận lợi việc thoát nước và xử lý vôi ở mỗi gốc trồng ớt. Khi gieo giống xuống được khoảng 7 ngày, thì tiến hành phun các loại thuốc dưỡng cây và tưới phân hữu cơ theo chu kỳ cách 10 ngày một lần cho đến khi cây được 2 tháng. Khi vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa thì cắm cây làm trụ đỡ ở mỗi gốc ớt và giăng dây theo hàng để cây khi ra trái không bị trốc rễ”.

Thời gian từ lúc bắt đầu xuống giống ớt cho đến lúc thu hoạch khoảng 70 ngày và trong suốt vụ ớt, anh Hưng và nhiều nông dân luôn chăm sóc, theo dõi sâu bệnh hàng ngày. Anh Hưng cho biết: “Bệnh thường xuất hiện trên trái ớt là bệnh thối trái, dấu hiệu của bệnh là mặt ngoài vỏ trái ớt nổi lên 1 đốm đen nhỏ, do đó, khi phát hiện bệnh, nông dân nên phun xịt thuốc phòng ngừa tránh lây lan ảnh hưởng đến năng suất cho trái của cây”.

Nhờ cần cù, sáng tạo, biết tìm hướng đi đúng đắn cho các diện tích đất canh tác kém hiệu quả và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách trồng, chăm sóc mới nên đến nay hầu hết bà con nông dân xã Thới Lai đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ đã thật sự thoát nghèo làm giàu chính đáng từ cây ớt chỉ thiên. Theo ước tính sơ bộ, nếu một nông dân có 2 công đất trồng ớt chỉ thiên thì mỗi năm, chỉ sau 3 đến 4 tháng đã có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Thanh Hương

Đài Truyền thanh huyện Bình Đại

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao
• Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP tỉnh Bến Tre”
• Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
• Bến Tre cơ cấu lại Sở Khoa học và Công nghệ: tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý
• Nghiệm thu đề tài: “Hoàn thiện công nghệ đá sệt kết hợp Nano UFB để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu kết quả đề tài “Xây dựng Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn Địa chí Quốc gia Việt Nam”
• Hội thảo khoa học “Tổng kết mô hình bảo quản hải sản bằng đá sệt Nano UFB trên tàu lưới kéo và tại cơ sở thu mua hải sản”
• Cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đào tạo kỹ năng nâng cao hiệu quả chương trình OCOP cho cán bộ quản lý
• Hội thảo công bố và giới thiệu sản phẩm, phân tích thị trường 05 sản phẩm của đề tài: trà túi lọc linh chi dừa, trà túi lọc linh chi lim xanh, cao linh chi dừa, cao linh chi lim xanh, rượu linh chi dừa
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chế tạo thực phẩm chống oxy hóa tự nhiên dựa trên sự kết hợp của hoa bụp giấm và thạch dừa”