Sản xuất ca cao UTZ hiệu quả thiết thực cho nông dân

Sản xuất ca cao UTZ là chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm, không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn bảo đảm về môi trường, kinh tế và an sinh xã hội. Đến nay, chương trình đã thu hút đông đảo nông dân tham gia và hiệu quả của chương trình mang lại đã tạo dựng được niềm tin cho các nông hộ.


 
cacao

Nếu như những ngày đầu, nhiều nhà vườn gặp khó khăn trong việc ghi chép, theo dõi, đến nay, các nông hộ đều thay đổi tập quán sản suất cũ sang thói quen ghi chép nhật ký trong quá trình trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, sơ chế, bảo quản; đồng thời thay đổi các hành vi, hướng đến bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe, sản phẩm ca cao đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các nông hộ được bao tiêu 100% sản phẩm.

Với 7.500m2 đất trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ xen trong vườn dừa (chủ yếu là dừa xiêm xanh) và vườn nhãn (nhãn xuồng và tiêu quế), hộ ông Trần Trọng Triệu, ấp Quới Lợi, xã Quới Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Hiện ca cao trong vườn ông Triệu được 6 năm tuổi, chủ yếu là các giống TD3, TD5, TD10 cho trái quanh năm. Trung bình 1 tháng, ông thu hoạch khoảng 2 tấn ca cao, với giá bán gần 4.000 đồng/kg, mang về thu nhập cho ông khoảng 8 triệu đồng/tháng. Cùng với khoản thu nhập từ dừa và nhãn, hàng năm ông mang về thu nhập khoảng 400 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí, ông thu lãi gần 300 triệu đồng/năm/7,5 công đất canh tác. Ông tâm sự: “Khi tham gia vào sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tôi thấy lợi ích trước mắt là tôi được tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây như: tỉa cành, tạo tán, từ đó năng suất được nâng lên. Trước đây, tôi chỉ nghĩ tưới cây 1 tuần 1 lần là được, nhưng khi tập huấn tôi chỉ biết là 1 cây tưới 2 lần/tuần. Mỗi cây 50 lít nước trở lên. Đặc biệt là không để phân, thuốc rơi vãi xuống mương rãnh. Nếu như trước đây, 1 tuần tôi thu hoạch từ 150-200kg, nhưng nay sản lượng tăng lên từ 300-350kg”

Chúng tôi tìm đến điểm thu mua ca cao UTZ tại xã Quới Sơn của ông Lê Kim Đạt để tìm hiểu về giá cả của ca cao UTZ. Trao đổi với chúng tôi, ông nói: “Tôi mua ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì có giá cao hơn ca cao thường là 200 đồng/kg, Do đó, bà con rất hăng hái tham gia. Chính sự tập huấn, hướng dẫn bà con trong cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nên ca cao sản xuất theo chứng nhận UTZ có hạt to hơn và chất lượng hơn”.

Hiện nay, cây ca cao được xem là một trong những cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Theo nhiều nhà vườn cho biết, trồng ca cao không chiếm nhiều diện tích đất canh tác, với phương pháp trồng xen đã góp phần tăng thu nhập so với nhà vườn trồng độc canh. Qua khảo sát của các ngành chức năng cho thấy, khí hậu, thổ nhưỡng… tại Châu Thành phù hợp với loại cây trồng này, đặc biệt là trồng xen trong vườn dừa và vườn cây ăn trái. Qua đó, sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ không chỉ giúp các nông hộ thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu mà còn mang lại kinh tế cho bà con địa phương.

Trúc Lan

Đài Truyền thanh huyện Châu Thành

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý