Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”

Ngày 23/4/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã thực hiện nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”. Đề tài do GS.TS. Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm, Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì.

 

Dự và chủ trì buổi họp có PGS. TS. Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch hội đồng; PGS.TS. Nguyễn Võ Châu Ngân - Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Đại học Cần Thơ, phản biện 1; PGS.TS. Đặng Vũ Bích Hạnh - Trưởng Bộ môn Kỹ Thuật Môi trường - Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, phản biện 2 cùng các ủy viên Hội đồng.

 

Quang cảnh buổi họp.

 

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả được hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển có liên quan của tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Mỏ Cày Nam nói riêng qua đó đánh giá được hiện trạng tác động môi trường và dự báo phát thải của các nguồn thải đối với hệ thống kênh, rạch, mương nội đồng và khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng phân đoạn nguồn nước (kênh, rạch, mương nội đồng) huyện Mỏ Cày Nam, từ đó đề xuất được các giải pháp quản lý và kỹ thuật tổng hợp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm cho hệ thống kênh, rạch, mương nội đồng và giải pháp tổng hợp chuỗi (từ thức ăn, quy trình nuôi, thiết kế chuồng trại, bể biogas, men xử lý mùi,…) nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam cùng với triển khai thí điểm các mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải phù hợp nhằm bảo vệ nguồn nước mặt cho hệ thống kênh, rạch, mương nội đồng huyện Mỏ Cày Nam.

 

Sau thời gian triển khai, nhóm thực hiện đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra, hoàn thành các nội dung và chất lượng được phê duyệt, mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường tích cực như: đã đánh giá được các nguồn thải, tài nguyên nước các khu vực chăn nuôi heo huyện Mỏ Cày Nam qua các phương pháp điều tra, thu thập về điều kiện kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văn, bản đồ nền và các quy hoạch phát triển có liên quan tại các địa phương trong tỉnh; đánh giá hiện trạng tác động môi trường và dự báo phát thải của các nguồn thải đối với hệ thống kênh, rạch, mương nội đồng huyện Mỏ Cày Nam; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng phân đoạn nguồn nước (kênh, rạch, mương nội đồng) huyện Mỏ Cày Nam.

 

Nhóm thực hiện đã đề xuất được các giải pháp tổng hợp chuỗi (từ thức ăn, quy trình nuôi, thiết kế chuồng trại, bể biogas, men xử lý mùi,…) nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam. Trong đó, đề xuất giải pháp tổng hợp chuỗi (từ con giống, thức ăn, quy trình nuôi, thiết kế chuồng trại, bể biogas, men xử lý mùi,…) nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam; đề xuất các mô hình, giải ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải chăn nuôi heo cho các đối tượng chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ và nông hộ trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam.

 

Nhóm thực hiện cũng đã triển khai thí điểm thành công 03 mô hình tích hợp gồm: mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải theo hướng sinh thái quy mô vừa; mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải theo hướng sinh thái quy mô nhỏ; mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải theo hướng sinh thái quy mô nông hộ từ đó giúp chủ trang trại và người dân địa phương cũng như cán bộ quản lý nhận thức sâu sắc được các lợi ích mà mô hình mang lại và có định hướng duy trì, nhân rộng mô hình một cách cụ thể, rõ ràng.

 

Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng, kết quả thực hiện đề tài đã hoàn thành đầy đủ nội dung, số lượng, chất lượng sản phẩm, các kết quả thực hiện mang tính khoa học, có độ chính xác và tin cậy cao, thời gian thực hiện đúng theo quy định, đáp ứng các mục tiêu đặt ra của đề tài, có hiệu quả ứng dụng. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài đạt và đề nghị đơn vị chủ trì thực hiện đề tài hoàn chỉnh báo cáo theo kết luận của Hội đồng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao
• Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP tỉnh Bến Tre”
• Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
• Bến Tre cơ cấu lại Sở Khoa học và Công nghệ: tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý
• Nghiệm thu đề tài: “Hoàn thiện công nghệ đá sệt kết hợp Nano UFB để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu kết quả đề tài “Xây dựng Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn Địa chí Quốc gia Việt Nam”
• Hội thảo khoa học “Tổng kết mô hình bảo quản hải sản bằng đá sệt Nano UFB trên tàu lưới kéo và tại cơ sở thu mua hải sản”
• Cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đào tạo kỹ năng nâng cao hiệu quả chương trình OCOP cho cán bộ quản lý
• Hội thảo công bố và giới thiệu sản phẩm, phân tích thị trường 05 sản phẩm của đề tài: trà túi lọc linh chi dừa, trà túi lọc linh chi lim xanh, cao linh chi dừa, cao linh chi lim xanh, rượu linh chi dừa
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chế tạo thực phẩm chống oxy hóa tự nhiên dựa trên sự kết hợp của hoa bụp giấm và thạch dừa”