Đóng góp của Khoa học và Công nghệ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện Kế hoạchsố 3625/KH-UBND ngày 7/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) về việc phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế -xã hội; Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ (KH&CN) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ XXVII năm 2024 là dịp để nhìn lại những đóng góp của KH&CN Vùng ĐBSCL trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và Vùng và vị thế của Vùng ĐBSCL trong cả nước.

 

Phát biểu khai mạc của lãnh đạo Bộ KH&CN tại Hội Nghị giao ban Vùng ĐBSCL.

 

Vị thế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long


ĐBSCL là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; là vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng đóng góp trên 33% GDP nông nghiệp cả nước. Nông nghiệp vùng ĐBSCL đóng góp 30% GDP của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và thúc đẩy xuất khẩu của cả nước. Nông nghiệp vùng ĐBSCL phát triển đa dạng, chất lượng nông sản không ngừng được tăng lên, cung cấp 56,5% sản lượng lúa gạo (24,5 triệu tấn), 83,5% sản lượng tôm, 98% sản lượng cá tra (1,41 triệu tấn) và 60% sản lượng trái cây (4,3 triệu tấn). Vùng ĐBSCL đóng góp lớn trong xuất khẩu nông sản quốc gia với 95% lượng gạo xuất khẩu, 60% lượng thủy sản xuất khẩu, trong đó 95% kim ngạch xuất khẩu cá tra, 60% kim ngạch xuất khẩu tôm và 65% kim ngạch xuất khẩu trái cây,...

 

Cùng với sự tăng trưởng về sản xuất, việc bảo quản, chế biến nông sản ngày càng được chú trọng phát triển với nhiều nhà máy quy mô lớn, hiện đại. Các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ mô hình liên kết dọc, liên kết ngang từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đã từng bước được hình thành, tạo nên các chuỗi cung ứng, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến lúa gạo, thủy sản. Một số địa phương như An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ… đã tiên phong phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, liên kết chuỗi giá trị thời gian qua còn chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững và chưa đồng bộ làm ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng nông sản của vùng.

 

Quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 đã xác định phát triển hệ thống các Trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị có vai trò là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng và các đầu mối hạ tầng quốc gia, liên vùng; là nơi cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, cụ thể có 1 trung tâm đầu mối tổng hợp và 7 trung tân đầu mối tại các tỉnh của vùng.

 

Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ với chức năng chính là thương mại, logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản.

 

Trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo ở vùng sinh thái nước ngọt.

 

Trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển.

 

Trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.

 

Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL

Thông báo số 349/TB-VPCP ngày 24/8/2023 của Văn phòng Chính phủ Kết luận của Thủ tướng Phạm minh Chính tại buổi làm việc về phòng, chống sụt lún, sạt lở và ngập úng ở ĐBSCL đã đánh giá: ĐBSCL là địa bàn chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt cả về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là vựa lúa, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước, đóng vai trò quan trọng trong bệ đỡ của ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức.

 

ĐBSCL được đánh giá là 1 trong 5 đồng bằng châu thổ trên thế giới chịu tác động mạnh nhất của BĐKH, nước biển dâng, theo số liệu quan trắc, trong thời gian qua nước biển dâng với tốc độ 0,35 cm/năm và có chiều hướng tăng nhanh hơn.

 

Tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công, làm thay đổi dòng chảy, nguy cơ thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, đặc biệt là suy giảm mạnh lượng phù sa, mất cân bằng bùn cát tại ĐBSCL.

 

Lãnh đạo Bộ KH&CN và tỉnh Bến Tre tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Sở KH&CN.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre ký kết phối hợp hoạt động KH&CN với lãnh đạo Bộ KH&CN.

 

Tình trạng sụt lún, hạ thấp nền đất đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh. Theo số liệu quan trắc từ năm 2012-2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tốc độ sụt lún đất trung bình khoảng 0,96 cm/năm (gấp gần 3 lần tốc độ nước biển dâng), ĐBSCL có nguy cơ bị chìm dần do tác động kép của sụt lún đất và nước biển dâng.

 

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn, mất đất ở vùng ven biển ĐBSCL đã đến mức báo động. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2016 đến nay, ĐBSCL đã xảy ra 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 1.130 km (trên 740 km bờ sông, 390 km bờ biển bị sạt lở); mỗi năm mất khoảng 500 ha rừng ngập mặn, hàng nghìn hộ dân ven sông, ven biển bị ảnh hưởng do sạt lở.

 

Tình trạng ngập úng khi mưa lớn, triều cường, nhất là tại các đô thị; ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; xâm nhập mặn vào sâu trong các cửa sông.

 

Tình trạng khai thác cát sỏi quá mức, trái phép vẫn còn xảy ra, là một trong những nguyên nhân gây hạ thấp lòng sông, sạt lở bờ sông, bờ biển.

 

Đóng góp của KH&CN

Các thành tựu nổi bật, đóng góp của nền KH&CN vào phát triển nhanh và bền vững đất nước được minh chứng thông qua các con số thống kê sau.

 

Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020;

 

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm (cao hơn mức 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015);

 

Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020;

 

Theo bảng xếp hạng hệ sinh thái startup các quốc gia năm 2022 của StartupBlink, năm 2022, Việt Nam đứng thứ 54/100 quốc gia trong bảng xếp hạng về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu; năm 2023 đứng thứ 46/132 quốc gia Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO công bố về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII);

 

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển, hết năm 2023, cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động; hơn 200 không gian làm việc chung; 84 cơ sở ươm tạo (43 trường thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp, 41 vườn ươm thuộc tư nhân); 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh; 208 quỹ đầu tư mạo hiểm với 40 quỹ đầu tư nội địa, 03 kỳ lân công nghệ với tổng vốn đầu tư mạo hiểm 494 triệu USD, 138 trường đại học, học viện, cao đẳng tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam từng bước thu hút được sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư, đặc biệt từ nguồn ngoài nước.

 

Số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 20%. Giai đoạn 2017-2022, tổng số bài báo của Việt Nam đăng trên tạp chí quốc tế là 83.539 bài, trong đó, năm 2022 đã tăng gần gấp ba lần so với đầu giai đoạn, từ 6.734 bài lên 18.587 bài, với tốc độ tăng trung bình trong cả giai đoạn là 29,33%. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Toán học, Vật lý, Hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN.

 

Khoảng 10 năm trước đây, kinh phí hoạt động KH&CN chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 70-80% tổng đầu tư cho KH&CN), thì đến nay đầu tư cho KH&CN từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tiên phong trong đầu tư, ứng dụng KH&CN.

 

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích của người nộp đơn có quốc tịch Việt Nam là 3.882 đơn, gấp 1,2 lần giai đoạn 2011-2015. Theo thống kê của WIPO, năm 2021, trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí thứ 3 cả về tổng số đơn đăng ký sáng chế và về số lượng đơn đăng ký sáng chế do người dân trong nước nộp, sau Singapore và Indonesia. Số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm qua, chẳng hạn trong giai đoạn 5 năm 2017-2021 tăng 80% (từ 592 đơn lên 1.066 đơn).

 

Kho sầu riêng cấp đông.

 

 

Đóng góp KH&CN Vùng ĐBSCL


Thành quả đó, có phần đóng góp của hoạt động KH&CN Vùng ĐBSCL như: KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo.

 

Hoạt động KH&CN được triển khai mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi tỉnh/thành phố mà hướng đến phục vụ cho phát triển của cả Vùng và các nhiệm vụ được phê duyệt bảo đảm tiêu chí phù hợp với lợi thế đặc trưng, thế mạnh của từng vùng về điều kiện tự nhiên của vùng. Đến nay Vùng ĐBSCL đã xây dựng các chương trình liên kết các nội dung hoạt động nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương và của vùng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: cải tiến, đổi mới công nghệ trong chuỗi sản phẩm từ dừa, cá tra, lúa chất lượng cao, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cây ăn quả có múi, xoài,…

 

Về nhiệm vụ cấp thiết phát sinh ở địa phương, trong thời gian qua, thực hiện yêu cầu của lãnh đạo địa phương trong vùng, việc triển khác các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia cấp thiết phát sinh ở địa phương đã mang lại kết quả to lớn, giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết phát sinh tại địa phương, đóng góp vào sự phát  triển chung về kinh tế - xã hội tại các địa phương: tạo ra nhiều quy trình có tính khoa học cao và áp dụng vào thực tiễn sản xuất như: xây dựng được các giải pháp, phương pháp và kế hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững; xây dựng kế hoạch và phương án thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Theo Báo cáo trong giai đoạn 2022-2024, nguồn nhân lực KH&CN các tỉnh trong Vùng là 64.926 (trong đó trình độ PGS.TS có 2.141, Thạc sĩ 9.279, Đại học 41.910, Cao đẳng, Trung cấp 11.659) lượt người trong đó nguồn nhân lực đang làm việc tại các Sở KH&CN trong Vùng có 995 cán bộ công chức, viên chức và hợp đồng lao động (trong đó có 22 Tiến sĩ, 298 Thạc sỹ, 263 Đại học).

 

Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN giai đoạn 2022-2024 do Trung ương cân đối cho 13 tỉnh/ thành phố là 1.089.560 tỷ đồng; kinh phí được UBND tỉnh/thành phố phê duyệt là 1.170.942 tỷ đồng đạt tỷ lệ 107% so với Trung ương thông báo, trong đó có một số địa phương phê duyệt mức kinh phí cao như: Bến Tre (165%), Vĩnh Long (126%), Trà Vinh (120%), Long An (119%) …và một số địa phương phân bổ mức kinh phí còn thấp như: Sóc Trăng (71%), Kiên Giang (90%), Hậu Giang (97%), Cần Thơ (97%)…; Tuy nhiên, số kinh phí thực hiện chỉ đạt 929.870 tỷ đồng, đạt 79% so với UBND tỉnh/thành phố phê duyệt. Trong đó có một số địa phương dự kiến số kinh phí sử dụng đạt từ 90% trở lên so với kế hoạch như: Trà Vinh, An Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cà Mau; một số địa phương dự kiến số kinh phí sử dụng đạt dưới 60% so với kế hoạch như: Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp.

 

Tổng kinh phí đầu tư phát triển (ĐTPT) KH&CN trong Vùng giai đoạn 2022-2024 do UBND tỉnh/thành phố phê duyệt 207,17 tỷ đồng, ước tính kinh phí thực hiện đến tháng 4/2024 là 187.61 tỷ đồng (đạt 90%). Một số tỉnh đã sử dụng kinh phí đạt tỷ lệ cao như: Hậu giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp.

 

Tổng kinh phí huy động ngoài ngân sách (nguồn xã hội hóa) là 510 tỷ đồng. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty Vĩnh Hoàn, tỉnh Đồng Tháp đầu tư 50 tỷ đồng để đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu, Công ty Trúc Anh tỉnh Bạc Liêu đầu tư 40 tỷ đồng cho cải tiến công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ nuôi tôm, sản xuất, chế biến các loại nấm dược liệu, Tập đoàn Việt Úc tỉnh Bạc Liêu đầu tư 110 tỷ đồng phát triển khu nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, Tập đoàn Minh Phú tỉnh Cà Mau đầu tư hơn 60 tỷ đồng cải tiến công nghệ chế biến tôm xuất khẩu, Công ty Cổ phần Mỹ Lan Trà Vinh đầu tư hơn 40 tỷ đồng để làm chủ công nghệ trong nuôi trồng thủy sản thông minh; Công ty Cổ phần đầu tư dừa Bến Tre dành hơn 50 tỷ đồng đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến sâu các sản phẩm từ dừa; Công ty chế biến dừa Lương Quới Bến Tre đầu tư khoảng 60 tỷ để làm chủ công nghệ cao trong bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm từ dừa; Công ty Dược Hậu Giang dành hơn 30 tỷ đồng để cải tiến công nghệ sản xuất các loại dược phẩm; Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Trung An TP. Cần Thơ đầu tư khoảng 70 tỷ đồng cho đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến lúa gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

 

Bộ KH&CN luôn đồng hành cùng các địa phương và hỗ trợ các địa phương trong Vùng thông qua triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, giai đoạn 2022-2024, Bộ đã hỗ trợ 39 nhiệm vụ KH&CN với tổng kinh phí 345,795 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách SN KH&CN Trung ương hỗ trợ: 185,612 tỷ đồng, kinh phí địa phương đối ứng (doanh nghiệp, ngân sách SNKHCN địa phương) 160,183 tỷ đồng. Các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung giải quyết những vấn đề KH&CN cấp thiết mới phát sinh trong thực tiễn sản xuất tại các địa phương vượt quá khả năng giải quyết ở cấp tỉnh, trong đó chủ yếu giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu và hỗ trợ phát triển một số sản phẩm chủ lực của địa phương như: nghiên cứu chế phẩm vi sinh phân giải độ mặn trên một số loại cây ăn quả chủ lực; xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân Vùng bị xâm nhập mặn với quy mô 500m3/ngày đêm; nghiên cứu chế tạo đầu dò đo độ mặn bằng vật liệu nano và tích hợp thành hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động; nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước tuần hoàn và bùn thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, nghiên cứu thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục vớt lục bình trên các kênh, rạch để giải quyết vấn nạn cây lục bình đang làm tắc nghẽn hệ thống đường thủy tại nhiều địa phương trong Vùng; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đánh giá chất lượng các loại đất từ đó lập các bản đồ chỉ rõ vùng đất đang có vấn đề như phèn, mặn, đất bị ngộ độc, từ đó đưa ra các giải pháp KH&CN để phục hồi, cải tạo, bồi bổ cho đất nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong vùng. Hầu hết các nhiệm vụ được triển khai xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các địa phương, vì thế kết quả nghiên cứu đã gắn sát với thực tiễn, có khả năng ứng dụng ngay trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của các địa phương.

 

Giai đoạn 2022-2024, các địa phương trong Vùng đã và đang triển khai 458 đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực: khoa học tự nhiên 07 nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 1,5%; khoa học xã hội và nhân văn 130 nhiệm vụ chiếm 28,4%; khoa học nông nghiệp 157 nhiệm vụ chiếm tỷ lệ  34,3%; khoa học kỹ thuật và công nghệ 108 nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 23,6%, khoa học y dược 61 nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 7,7%. Các nhiệm vụ sau khi kết thúc phần lớn đều tạo ra được các sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, đáp ứng được mục tiêu đề ra, kết quả, sản phẩm có khả năng ứng dụng và nhân rộng. Do đó, hiệu quả mang lại có ý nghĩa thiết thực, phục vụ trực tiếp cho phát triển KT-XH của địa phương. Điển hình một số kết quả nổi bật thông qua các nhiệm vụ được triển khai, thực hiện tại các tỉnh/thành phố trong Vùng.

 

Hoạt động KNĐMST tiếp tục được mở rộng triển khai. Các tỉnh/ thành phố trong Vùng ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến KNĐMST. Điển hình tại một số tỉnh, thành phố: An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang. Giai đoạn từ 2022 - 2024 có 118 doanh nghiệp mới thành lập (lĩnh vực công nghệ thông tin, chế biến, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ du lịch).

 

Trong giai đoạn 2022-2024, đã thành lập, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN cho 84 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đều hoạt động hiệu quả, tiêu biểu như: Công ty Cổ phần Dược phẩm TIPHARCO tỉnh Tiền Giang với kết quả nổi bật sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng và vật tư  y tế; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời tại tỉnh An Giang Doanh nghiệp sản xuất các giống lúa chất lượng cao như OM5451, Lộc trời 183, Lộc trời 18, Lộc trời 28; Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu với nhiều sản phẩm muối ăn tinh khiết và muối y tế; Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường tỉnh Sóc Trăng sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh các sản phẩm từ nấm ăn, nấm dược liệu, yến sào; thực phẩm chức năng; chế phẩm sinh học, phân hữu cơ vi sinh;…Các sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp KH&CN đều có chất lượng tốt, giá thành hợp lý và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại hiệu quả cho sản xuất.

 

Trong giai đoạn 2022-2024 có 6.369 đơn đăng ký SHTT; số văn bằng được cấp 4.070 văn bằng (nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,...); số sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp 10.613 văn bằng, trong đó điển hình như tỉnh Vĩnh Long đến nay, có 1.473 văn bằng được cấp (bao gồm 1.317 nhãn hiệu, 139 kiểu dáng công nghiệp, 16 sáng chế và 01chỉ dẫn địa lý, Cần Thơ có 945 đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp (908 nhãn hiệu, 31 sáng chế và 06 kiểu dáng công nghiệp) và 603 văn bằng sở hữu công nghiệp được Cục SHTT cấp mới (584nhãn hiệu, 07 sáng chế, 09 giải pháp hữu ích và 03 kiểu dáng công nghiệp), Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre đến nay tổng số nhãn hiệu cộng đồng của Bến Tre lên 52 nhãn hiệu, trong đó có 09 CDĐL, 10 nhãn hiệu chứng nhận, 33 nhãn hiệu tập thể.

 

Tổ chức kiểm định 1.253.904 phương tiện đo; 545 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới được ban hành; 39.124 mẫu được thử nghiệm; 2.555 số doanh nghiệp, đơn vị hành chính nhà nhước được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các địa phương trong Vùng đã thẩm định được 303 dự án đầu tư; 11 hợp đồng chuyển giao công nghệ; 81 đánh giá trình độ công nghệ. Các Sở KH&CN trong Vùng đã hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho 768 cơ sở; thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn bức xạ 844 cơ sở thiết bị bức xạ mới phục vụ sản xuất và y tế, số lượng thiết bị bức xạ là 1644.

 

Từ năm 2022 đến tháng 4/2024 đã tiến hành 657 cuộc thanh tra, 1561 lượt đơn vị được thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm đối với 221 cơ sở với số tiền xử phạt là 2,88 tỷ đồng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao
• Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP tỉnh Bến Tre”
• Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
• Bến Tre cơ cấu lại Sở Khoa học và Công nghệ: tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý
• Nghiệm thu đề tài: “Hoàn thiện công nghệ đá sệt kết hợp Nano UFB để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu kết quả đề tài “Xây dựng Địa phương chí tỉnh Bến Tre theo quy chuẩn Địa chí Quốc gia Việt Nam”
• Hội thảo khoa học “Tổng kết mô hình bảo quản hải sản bằng đá sệt Nano UFB trên tàu lưới kéo và tại cơ sở thu mua hải sản”
• Cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đào tạo kỹ năng nâng cao hiệu quả chương trình OCOP cho cán bộ quản lý
• Hội thảo công bố và giới thiệu sản phẩm, phân tích thị trường 05 sản phẩm của đề tài: trà túi lọc linh chi dừa, trà túi lọc linh chi lim xanh, cao linh chi dừa, cao linh chi lim xanh, rượu linh chi dừa
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chế tạo thực phẩm chống oxy hóa tự nhiên dựa trên sự kết hợp của hoa bụp giấm và thạch dừa”