9 nguyên tắc nghiên cứu phát triển hệ thống Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy vừa ký ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm.

 

Lần đầu tiên bộ nguyên tắc chung cho nghiên cứu, phát triển các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm, dành cho các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cá nhân có hoạt động thiết kế, phát triển cung cấp các hệ thống TTNT được nêu tại Quyết định nêu trên.

 

Tài liệu hướng dẫn nêu ra một số nguyên tắc chung cần chú ý trong nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT một cách có trách nhiệm và khuyến nghị tự nguyện tham khảo, áp dụng trong nghiên cứu, thiết kế, phát triển, cung cấp các hệ thống TTNT.

 

Việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT ở Việt Nam cần dựa trên các quan điểm cơ bản như sau:

 

Thứ nhất, hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ cuộc sống cũng như từ các hệ thống TTNT.

 

Thứ hai, đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT, cụ thể là: (1) phát huy lợi ích của TTNT thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo; và (2) giảm thiểu nguy cơ xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân từ các hệ thống TTNT.

 

Thứ ba, đảm bảo các hoạt động nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT dựa trên các công nghệ hoặc kỹ thuật cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tính trung lập về công nghệ và các nhà phát triển cũng không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quá nhanh của các công nghệ liên quan đến TTNT trong tương lTTNT.

 

Thứ tư, ở giTTNT đoạn hiện nay, tạm thời xác định rằng các văn bản có thể ở dạng hướng dẫn, không có tính ràng buộc và khuyến khích xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình thực hành dựa trên các khuyến nghị quốc tế làm nền tảng để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và sử dụng các hệ thống TTNT.

 

Thứ năm, trong mọi trường hợp, khuyến khích việc trao đổi, thảo luận với sự tham gia của các bên liên quan đến hệ thống TTNT cho dù việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT trong các lĩnh vực có các đặc điểm, cách thức sử dụng và lợi ích, rủi ro khác nhau.

 

Thứ sáu, các nguyên tắc, hướng dẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn.

 

Trong bộ tài liệu hướng dẫn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra 9 nguyên tắc nghiên cứu, phát triển các hệ thống TTNT có trách nhiệm và hướng dẫn thực hiện.

 

Thứ nhất, Tinh thần hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng nhà phát triển cần chú ý đến khả năng kết nối và tương tác của các hệ thống TTNT. Các nhà phát triển cần xem xét tính liên kết và khả năng tương tác giữa các hệ thống TTNT của mình với các hệ thống khác thông qua việc xem xét tính đa dạng của các hệ thống TTNT nhằm tăng cường lợi ích của hệ thống thông qua quá trình kết nối các hệ thống TTNT và tăng cường sự phối hợp để kiểm soát rủi ro. Muốn vậy các nhà phát triển cần hợp tác chia sẻ thông tin liên quan nhằm đảm bảo tính liên thông, tương tác của hệ thống. Ưu tiên phát triển các hệ thống TTNT phù hợp các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, bên cạnh đó chuẩn hóa của các định dạng dữ liệu và tính mở của các giao diện, giao thức trong đó có các giao diện lập trình ứng dụng (API). Việc chia sẻ và trao đổi các điều kiện về quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế cũng góp phần tăng cường tính liên kết và khả năng tương tác khi liên quan đến các tài sản trí tuệ.

 

Thứ hai, Tính minh bạch. Nhà phát triển cần chú ý đến việc kiểm soát đầu vào/đầu ra của hệ thống TTNT và khả năng giải thích các phân tích có liên quan. Theo đó, các hệ thống TTNT tuân theo nguyên tắc này thường là các hệ thống có thể ảnh hưởng đến tính mạng, thân thể, quyền riêng tư hoặc tài sản của người dùng hoặc bên thứ ba liên quan.

 

Khi đó, các nhà phát triển cần chú ý đến khả năng xác định rõ các đầu vào và đầu ra của hệ thống TTNT cũng như khả năng giải thích liên quan dựa trên các đặc điểm của công nghệ được áp dụng và cách sử dụng chúng để đảm bảo có sự tin tưởng của xã hội, bao gồm cả người dùng.

 

Thứ ba, Khả năng kiểm soát hệ thống. Nhà phát triển cần chú ý đến khả năng kiểm soát hệ thống TTNT. Để đánh giá các rủi ro liên quan đến khả năng kiểm soát của hệ thống, các nhà phát triển cần thực hiện đánh giá trước (là quá trình đánh giá liệu hệ thống có đáp ứng với các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng). Một trong những phương pháp đánh giá rủi ro là tiến hành thử nghiệm trong một không gian riêng như trong phòng thí nghiệm hoặc môi trường thử nghiệm nơi đã có các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trước khi đưa vào áp dụng thực tế.

 

Ngoài ra, để đảm bảo khả năng kiểm soát hệ thống TTNT, các nhà phát triển nên chú ý đến việc giám sát hệ thống (có công cụ đánh giá/giám sát hoặc hiệu chỉnh/cập nhật dựa trên các phản hồi của người dùng) và các biện pháp ứng phó (như ngắt hệ thống, ngắt mạng…) được thực hiện bởi con người hay các hệ thống TTNT đáng tin cậy khác.

 

Thứ tư, Tính an toàn. Nhà phát triển cần đảm bảo hệ thống TTNT sẽ không gây tổn hại đến tính mạng, thân thể hoặc tài sản của người dùng hoặc bên thứ ba kể cả thông qua trung gian. Về cơ bản, khuyến khích nhà phát triển tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và đặc biệt lưu ý các khả năng đầu ra hoặc chương trình thay đổi do quá trình huấn luyện hệ thống TTNT.

 

Thứ năm, Tính bảo mật. Các nhà phát triển cần chú ý đến tính bảo mật của hệ thống TTNT. Bên cạnh việc tuân thủ các văn bản, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin theo quy định, các nhà phát triển cần chú ý đến độ tin cậy (nghĩa là liệu các hoạt động có được thực hiện như dự định và không bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba một cách bất hợp pháp) và khả năng chống chịu các dạng tấn công hoặc tTTNT nạn vật lý của hệ thống TTNT.

 

Đồng thời cần đảm bảo tính bảo mật, sự toàn vẹn và tính khả dụng của các thông tin cần thiết liên quan đến sự an toàn thông tin của hệ thống TTNT. Thực hiện đánh giá trước trước nhằm xác định và kiểm soát các rủi ro liên quan đến an toàn của hệ thống TTNT.

 

Thứ sáu, Quyền riêng tư. Nhà phát triển cần đảm bảo hệ thống TTNT không vi phạm quyền riêng tư của người dùng hoặc bên thứ ba. Quyền riêng tư được đề cập trong nguyên tắc này bao gồm quyền riêng tư về không gian (sự yên bình trong cuộc sống cá nhân), quyền riêng tư về thông tin (dữ liệu cá nhân) và sự bí mật của việc thông tin liên lạc.

 

Các nhà phát triển cần áp dụng các quy định, hướng dẫn hiện hành; có thể tham khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế về quyền riêng tư; và thực hiện các thêm hướng dẫn, trong đó đặc biệt lưu ý các khả năng đầu ra hoặc chương trình thay đổi do quá trình huấn luyện hệ thống TTNT. Thực hiện đánh giá trước các rủi ro xâm phạm quyền riêng tư và tiến hành đánh giá trước các tác động đến quyền riêng tư (từ khi thiết kế).

 

Thứ bảy, Tôn trọng quyền và phẩm giá con người. Khi phát triển các hệ thống TTNT có liên quan tới con người, các nhà phát triển phải đặc biệt quan tâm đến việc tôn trọng quyền và phẩm giá con người của các cá nhân liên quan.

 

Trong phạm vi có thể, tùy theo đặc điểm của công nghệ được áp dụng, các nhà phát triển cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo không gây ra sự phân biệt đối xử, không công bằng do thiên vị (định kiến) trong dữ liệu khi huấn luyện hệ thống TTNT.

 

Các nhà phát triển cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo hệ thống TTNT không vi phạm các giá trị của con người, đạo đức xã hội theo các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam.

 

Thứ tám, Hỗ trợ người dùng. nhà phát triển cần đảm bảo rằng hệ thống TTNT sẽ hỗ trợ người dùng và tạo điều kiện cho họ cơ hội lựa chọn theo cách phù hợp.

 

Thứ chín, Trách nhiệm giải trình. Nhà phát triển cần thực hiện trách nhiệm giải trình của mình đối với các bên liên quan bao gồm cả người dùng hệ thống TTNT. Các nhà phát triển cần thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các hệ thống TTNT mà họ đã phát triển để đảm bảo niềm tin của người dùng. Cụ thể, các nhà phát triển cần cung cấp cho người dùng thông tin để giúp họ lựa chọn và sử dụng hệ thống TTNT. Ngoài ra, để tăng sự chấp nhận của xã hội đối với các hệ thống TTNT, bao gồm cả người dùng, sau khi thực hiện các hướng dẫn nêu trên, các nhà phát triển nên thực hiện thêm: (1) cung cấp cho người dùng thông tin và mô tả về đặc tính kỹ thuật của hệ thống TTNT mà họ phát triển, các thuật toán, các cơ chế đảm bảo an toàn...; và (2) lắng nghe các quan điểm và đối thoại với các bên liên quan.

 

Ngoài ra, các nhà phát triển cũng cần thực hiện chia sẻ thông tin và hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo cập nhật và giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ và sử dụng các hệ thống TTNT.

 

Xem chi tiết nội dung Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hội thảo khoa học “Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2026-2030”
• Nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài: “Xây dựng hệ thống thu thập số liệu tự động và hỗ trợ ra quyết định trong công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
• Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 họp phiên thứ 2
• Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững tài nguyên nước tỉnh Bến Tre trong điều kiện biến đổi khí hậu”
• Hội thảo khoa học “Giới thiệu công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến sản phẩm từ quả nhãn”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp cứng hóa bùn nạo vét phục vụ xây dựng nền các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu bình tuyển cây đầu dòng và phân tích nguồn gen cây sầu riêng tỉnh Bến Tre”
• Thực trạng và giải pháp gia tăng giải pháp sáng chế
• Nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh vào chuỗi liên kết sản xuất nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững”
• Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt cổng thông tin nq57.mst.gov.vn: Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
• Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cho ngành dừa Bến Tre
• Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế
• Triển khai đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao