Tiềm năng, quy mô và triển vọng thị trường Halal

Thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn xét về quy mô dân số Hồi giáo có khoảng 1,94 tỷ người vào năm 2022, chiếm gần 1/4 dân số thế giới. Dân số Hồi giáo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 1,5%/ năm, cao gấp đôi so với dân số phi Hồi giáo (0,7%/năm) và dự kiến sẽ đạt ngưỡng 2,8 tỷ người vào năm 2050. Theo dự báo, đến năm 2050 thế giới sẽ có 51 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, tăng 02 nước so với năm 2010 (Macedonia, Bosnia và Herzegovina).

 

Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028 nhờ tăng trưởng quy mô dân số Hồi giáo, mức chi tiêu, sự đa dạng về lĩnh vực và triển vọng tăng trưởng trong tương lai với tốc độ khoảng 6-8%/năm.

 

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bố khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển, do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường.

 

Theo Chỉ số Du lịch Hồi giáo toàn cầu, thị trường du lịch Halal của người Hồi giáo khá tiềm năng và sôi động, với nhu cầu ngày càng tăng của 2,1 tỷ người Hồi giáo (chiếm 23% dân số toàn cầu). Lượng khách du lịch Hồi giáo quốc tế ước tính tăng từ 108 triệu vào năm 2013 lên 160 triệu khách vào năm 2019 (trước dịch Covid-19). Dự báo đến năm 2030, chi tiêu cho du lịch từ thị trường này sẽ lên đến 341,1 tỷ USD/năm. Với tiềm năng này, nhiều năm nay, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và Anh đang nỗ lực để thu hút du khách Hồi giáo, coi đây là thị trường để phục hồi và phát triển du lịch.

 

Năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam với 10 đối tác thương mại lớn: Indonesia. Malaysia. Kuwait, (JAR. Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Bờ Biển Ngà, Pakistan, Nigeria... là thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đạt 45,7 tỷ USD. OIC có tổng cộng 57 nước thành viên. Ngoài ra, một số nước không phải là thành viên OIC nhưng có cộng đồng người Hồi giáo đông đảo gồm Ấn Độ, Ethiopia, Tanzania, Niza, Cameroon, Ghana,... đều là các nước bạn bè truyền thống; trong đó một số thị trường Hồi giáo ở khu vực Trung Đông — Châu Phi ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao như Bờ Biển Ngà (29%), Nigeria (23,6%), Thổ Nhĩ Kỳ (12%), UAE (5.9%)...; Việt Nam và một số quốc gia Hồi giáo đặt mục tiêu tăng kim ngạch thương mại song phương thời gian tới (Việt Nam - Malaysia phấn đấu tăng kim ngạch thương mại lên 18 tỷ USD, Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD vào năm 2028, Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD, Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ lên 5 tỷ USD và Việt Nam - Iran lên 2 tỷ USD...); Việt Nam đang đàm phán để sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (CEPA) với UAE trong năm 2024 và nghiên cứu khả năng đàm phàn FTA với một số nước Hồi giáo đông tín đồ Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ...

 

Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn trên thế giới và là mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết hàng đầu khu vực như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản... nên có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, là nền tảng để tiếp cận thị trường Halal. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao thì đến nay có hơn 58,7% các tỉnh, thành phố đã bước đầu xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Halal toàn cầu, trong khi gần 41,3% các địa phương của Việt Nam chưa có sản phẩm có chứng nhận Halal; có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp có chứng nhận Halal, tập trung nhiều ở miền Nam. Tuy nhiên, con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng thực tế; doanh nghiệp Việt Nam gặp phải cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng và đã quen với thị trường Halal như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...; tiêu chuẩn và chứng nhận Halal rất đa dạng, chưa có tiêu chuẩn chung toàn cầu (hiện nay mới chỉ có Hướng dẫn chung của Codex về ghi nhãn Halal, Hướng dẫn chung của ASEAN về chế biến thực phẩm Halal), với nhiều đòi hởi khắt khe nên chi phí doanh nghiệp bỏ ra tương đối lớn so với xuất khẩu sản phẩm thông thường.

 

Ngành du lịch đang từng nhịp bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển mới, tiến tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị. Hoạt động thu hút khách quốc tế ghi nhận sự sôi động trở lại trên cả nước, trong đó có khách du lịch Hồi giáo. Khách Hồi giáo đến Việt Nam chủ yếu từ các nguồn thị trường chính là Đông Nam Á, Nam Á và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo thống kê năm 2023, Việt Nam đón hơn 470 nghìn lượt khách từ Malaysia (1 trong 10 thị trường khách đến lớn nhất), hơn 105 nghìn lượt khách từ Indonesia, hơn 145 nghìn lượt khách từ Ấn Độ. Du lịch Việt Nam có những thuận lợi về tài nguyên du lịch phong phú, khí hậu phù hợp và sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch đến từ các nước Hồi giáo.

 

Khách du lịch Hồi giáo được xác định là thị trường du lịch tiềm năng, nằm trong nhóm thị trường mục tiêu cần được đẩy mạnh trong giai đoạn tới của ngành du lịch Việt Nam. Theo ước tính, quy mô dân số Hồi giáo, với khoảng 1,94 tỷ người vào năm 2022, chiếm gần 1/4 dân số thế giới. Dân số Hồi giáo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 1,5%/ năm, cao gấp đôi so với dân số phi Hồi giáo (0,7%/năm) và dự kiến sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050. Riêng trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có gần 300 triệu tín đồ Hồi giáo, là một thị trường gần quan trọng, có nhiều tiềm năng nhất để phát triển du lịch Halal. Bên cạnh đó, thị trường khách Hồi giáo tại khu vực Nam Á, Trung Đông và một số nước khác như Mỹ, Úc,... với các thuận lợi về đường bay cũng là những thị trường vô cùng tiềm năng với du lịch Việt Nam.

 

Ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chính sách hướng đến các thị trường khách với các tôn giáo khác nhau, khuyến khích tất cả các loại hình phát triển theo xu hướng bền vững, an toàn, hiệu quả. Năm 2020, tiêu chuẩn quốc gia: "TCVN 13 186 : 2020 Du lịch MICE - Yêu cầu về địa điểm tổ chức MICE đối với khách sạn” (MICE tourism - Mice Venue requirements for hotel) đã được Tổng cục Du lịch (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) soạn thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố với các tiêu chí yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó có yêu cầu “phòng thực hiện nghi lễ tôn giáo”, nơi có thể phục vụ khách theo đạo Hồi. Việt Nam cũng đã ban hành 04 tiêu chuẩn quốc gia TCVN liên quan đến du lịch Halal, chủ yếu trên lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp. Đây là những căn cứ để cung cấp một số dịch vụ phục vụ ngành du lịch (đặc biệt là dịch vụ ăn uống). Bên cạnh đó, triển khai Đề án ‘Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam” và “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016-2025” của Bộ Ngoại giao, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đang nghiên cứu, tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến vào thị trường Hồi giáo. Chính quyền các địa phương cũng đang từng bước tiếp cận với thị trường khách du lịch Halal thông qua các hội nghị, hội thảo tìm kiếm giải pháp, các hoạt động quáng bá, xúc tiến.

 

Tại một số điểm đến du lịch chính của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nằng, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương tập trung cộng đồng Hồi giáo đã có một số doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ du khách theo đạo Hồi. Một số khách sạn đã bố trí các phòng cầu nguyện, thực đơn Halal cho du khách.

 

Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt được chứng nhận Halal ngày càng tăng với khoảng gần 1.000 doanh nghiệp. Hiện nay có 10 tỉnh, thành nhiều doanh nghiệp đạt chứng nhận Halal gồm: Cần Thơ, Hà Nội, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Phú Thọ, Bến Tre, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Kiên Giang. Năm lĩnh vực có doanh nghiệp đạt chứng nhận Halal nhiều nhất gồm: thủy, hải sản, chè, trà, đồ ngọt, sản phẩm từ đường, phở, bún, bánh tráng, rau củ quả (tươi/sấy)... Các doanh nghiệp điển hình đi đầu của Việt Nam đã có chửng nhận sản phẩm Halal như TH True Milk, Trung Nguyên Café...

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ bền vững
• Ưu tiên phát triển công nghệ viễn thông 4G và 5G trong giai đoạn tiếp theo của cách mạng công nghiệp 4.0
• Công nghệ lượng tử
• Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
• Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thạnh Phú
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre