Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực vì bán dẫn là nền tảng của hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, từ điện thoại thông minh, máy tính, đến các thiết bị y tế và ô tô. Chúng là thành phần không thể thiếu trong việc phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và 5G.

 

Công nghệ bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử và viễn thông. Ảnh nguồn: Forbes.

Ngành công nghiệp bán dẫn tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn cầu và đóng góp lớn vào GDP của nhiều quốc gia. Việc phát triển ngành này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm chất lượng cao. Việc tự chủ trong sản xuất bán dẫn giúp các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, đảm bảo an ninh công nghệ và khả năng tự vệ trong các tình huống khẩn cấp. Ngành công nghiệp bán dẫn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y tế, giáo dục, đến năng lượng và môi trường. Các tiến bộ trong công nghệ bán dẫn có thể dẫn đến những phát minh và ứng dụng mới, cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, ngành công nghiệp trọng yếu của quốc gia, có khả năng tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp và xã hội trong tương lai. Để đón đầu tương lai này, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về Công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024. Với mục tiêu Việt Nam có 50 nghìn kỹ sư thiết kế, hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan, đưa Việt Nam đến năm 2030 trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử. Từ mục tiêu này sẽ đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện thể chế, chính sách, phát triển và đào tạo nhân lực, nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp, hợp tác quốc tế, hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam.

 

Với tầm quan trọng như trên, ngày 05/8/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn bao gồm các thành viên: Trưởng ban là Thủ tướng Chính phủ và 02 phó trưởng ban là phó trưởng ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư và phó trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Các ủy viên là Bộ trưởng của các Bộ: Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, Ngoại giao, Giáo dục và đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài Chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường và Giao thông Vận tải.

 

Chức năng của Ban chỉ đạo là giúp Chính phủ, Thủ tướng chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

 

Ngành công nghiệp bán dẫn là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển công nghệ và điện tử, nhưng tại Bến Tre, trọng tâm vẫn là các ngành công nghiệp truyền thống và nông nghiệp, ngành công nghiệp bán dẫn tại Bến Tre chưa phát triển mạnh mẽ như ở các khu vực công nghiệp lớn khác. Tuy nhiên, Bến Tre đang tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh, đặc biệt là trong sản xuất và chế biến dừa để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm từ dừa, giúp tăng cường xuất khẩu và cải thiện kinh tế địa phương.

 

Tham khảo chi tiết quyết định tại:

https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2024/8/791-ttg.signed.pdf

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ bền vững
• Ưu tiên phát triển công nghệ viễn thông 4G và 5G trong giai đoạn tiếp theo của cách mạng công nghiệp 4.0
• Công nghệ lượng tử
• Tiềm năng, quy mô và triển vọng thị trường Halal
• Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thạnh Phú
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre