Ưu tiên phát triển công nghệ viễn thông 4G và 5G trong giai đoạn tiếp theo của cách mạng công nghiệp 4.0

Ngày 13 tháng 9 năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT ngày 30 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy hoạch băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy hoạch băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam. Quyết định này đồng thời đặt ra lộ trình chính thức ngưng cung cấp dịch vụ di động 2G từ ngày 15 tháng 10 năm 2024, đánh dấu bước ngoặt lớn trong phát triển viễn thông của Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là thời điểm bắt đầu ưu tiên cho công nghệ 4G và 5G – những nền tảng hạ tầng hiện đại đang làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế - xã hội và khoa học - kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh này, tỉnh Bến Tre đặc thù với nền kinh tế nông nghiệp đã và đang nỗ lực áp dụng chuyển đổi số, cải tiến khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

 

Ảnh minh hoạ hệ thống viễn thông 5G. Ảnh: Microsoft AI.

 

Việc ngừng hoạt động 2G không chỉ đơn thuần là đóng lại một trang sử của ngành viễn thông Việt Nam, mà còn thể hiện sự chuyển mình sâu rộng, định hình tương lai với phát triển công nghệ 4G và 5G. Với tốc độ truyền tải dữ liệu vượt trội, 4G và 5G mang lại những tiềm năng ứng dụng công nghệ cao, từ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) cho đến dữ liệu lớn (Big Data) và những dịch vụ thông minh trong đời sống.

 

Những ứng dụng trong y tế từ xa (telemedicine) sẽ giúp người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại mà không cần phải di chuyển xa xôi đến các bệnh viện lớn. Điều này đặc biệt hữu ích cho người dân tại các khu vực nông thôn, nơi việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng còn nhiều khó khăn.

 

Trong lĩnh vực giáo dục, mạng 4G và 5G sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho học sinh, sinh viên tham gia các khóa học trực tuyến, giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Với đường truyền tốc độ cao và khả năng hỗ trợ video độ phân giải cao, giáo dục từ xa sẽ trở nên hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao tri thức và tay nghề của lực lượng lao động tương lai.Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ 2G sang tập trung phát triển 4G và 5G không phải là không có thách thức. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đầu tư thiết bị đầu cuối mới hỗ trợ sử dụng được 4G và 5G.

 

Bên cạnh đó, việc nâng cấp hạ tầng viễn thông cũng đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, cả về tài chính lẫn thời gian. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp viễn thông là điều cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và không gây ra gián đoạn lớn cho người dân. Qua thông báo 73/TB-UBNDngày 08 tháng 7 năm 2024 của ủy ban nhân dân tỉnhKết luận của Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel; Lễ ra mắt phần mếm "Sổ tay Đảng viên điện tử" tỉnh Bến Tre. Đã khẳng định tầm nhìn cũng như định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực viễn thông của tỉnh Tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, nâng cao chất lượng và vùng phủ sóng của hạ tầng viễn thông; ưu tiên triển khai mạng 4G và chuẩn 5G để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tốc độ và dung lượng; đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng cáp quang khu vực vùng nông thôn, vùng sâu để cung cấp kết nối Internet nhanh chóng và ổn định".

 

Thông tin về ứng dụng Sổ tay Đảng viên điện tử trên AppStore. Ảnh Phan Bá Nhẩn.


Theo thông tư số 10/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 15 tháng 10 năm 2024sẽ bắt đầu áp dụng triển khai trên cả nước nói chung và Bến tre nói riêng. Việc đầu tư triển khai sử dụng các thiết bị hỗ trợ đầy đủ các chức năng trên các hệ thống viễn thông được cấp phéptránh bị gián đoạn thông tin liên lạc, cũng như đánh dấu sự phát triển khoa học và công nghệ trên các thiết bị viễn thông trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ bền vững
• Công nghệ lượng tử
• Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
• Tiềm năng, quy mô và triển vọng thị trường Halal
• Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thạnh Phú
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre