Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và tầm nhìn 2030

Ngày 09/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1132/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược hạ tầng số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam trong việc xây dựng một nền tảng hạ tầng số hiện đại, đồng bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số. Quyết định này không chỉ mang lại những thay đổi to lớn trên quy mô quốc gia mà còn mở ra những cơ hội bứt phá riêng cho từng tỉnh, đặc biệt là Bến Tre – tỉnh đang trên đà chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ.

 

Tại Bến Tre đã cung cấp dịch vụ 5G. Ảnh: facebook viettel Bến Tre.

 

Với tầm nhìn của Quyết định số 1132/QĐ-TTg mục tiêu phát triển hạ tầng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển đầu tư công nghệ vào hệ thống viễn thông, việc xây dựng hạ tầng số hiện đại sẽ giúp Bến Tre không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn tối ưu hóa các ngành sản xuất chủ lực, xây dựng các cơ sở dữ liệu về các nguồn tài nguyên và tiềm lực của tỉnh. Cụ thể, hạ tầng viễn thông tiên tiến tăng độ phủ sóng 5G hướng tới thử nghiệm hệ thống mạng 6G, mạng lưới internet cáp quang tốc độ cao có thể lên đến 1Gb/s sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai các giải pháp công nghệ số, mang đến cho người dân và doanh nghiệp cơ hội tiếp cận nhanh chóng với các dịch vụ trực tuyến, từ dịch vụ công đến giao dịch thương mại điện tử.

 

Đặc biệt, việc áp dụng các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp tỉnh tối ưu hóa quy trình canh tác, quản lý tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Điều này không chỉ góp phần gia tăng năng suất, mà còn mở ra tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, hướng tới xuất khẩu, đưa các sản phẩm mang thương hiệu Bến Tre vươn ra thị trường quốc tế.

 

Chiến lược hạ tầng số cũng mang đến những thay đổi tích cực và sâu rộng cho ngành khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre. Với hạ tầng dữ liệu hiện đại được phát triển, các nhà khoa học tại địa phương sẽ có điều kiện tiếp cận nguồn dữ liệu lớn và đáng tin cậy, phục vụ cho nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như môi trường, nông nghiệp, và công nghiệp. Nhờ đó, các dự án khoa học công nghệ mang tính đột phá có thể được triển khai, giúp Bến Tre không chỉ phát triển theo hướng hiện đại hóa mà còn góp phần vào chiến lược phát triển bền vững của tỉnh.

 

Cung cấp cáp quang tốc độ cao đã đến từ hộ gia đình. Ảnh vnpt.com.vn.

 

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI hay điện toán đám mây trong nghiên cứu cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ khám phá và đổi mới sáng tạo, giúp ngành khoa học công nghệ của Bến Tre tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội vàng để tỉnh xây dựng một nền tảng khoa học công nghệ mạnh, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển đổi số không chỉ ở cấp độ địa phương mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

 

Tuy nhiên, song song với những cơ hội lớn, Bến Tre cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện Chiến lược hạ tầng số. Một trong những rào cản lớn nhất là năng lực nguồn nhân lực. Để khai thác tối đa tiềm năng của hạ tầng số, tỉnh cần đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin, các chuyên gia khoa học và kỹ thuật viên. Việc phát triển nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để Bến Tre không chỉ theo kịp xu hướng chuyển đổi số mà còn dẫn đầu trong ứng dụng các thành tựu khoa học vào đời sống và sản xuất.

 

Thách thức thứ hai đến từ nguồn vốn đầu tư. Phát triển hạ tầng số đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn cần sự tham gia của khu vực tư nhân, giúp tỉnh thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo ra nguồn lực bền vững cho quá trình phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

 

Nhìn chung, Quyết định 1132/QĐ-TTg về Chiến lược hạ tầng số quốc gia đã mở ra một cánh cửa mới giúp định hướng phát triển công nghệ theo hướng hiện đại, bền vững. Với những bước đi mới trong việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ và phát triển nhân lực. Định hướng phát triển hạ tầng số còn là chìa khóa để Bến Tre mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Cổng Pháp luật Quốc gia – Nền tảng pháp lý số phục vụ người dân và doanh nghiệp
• Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
• Số hóa đưa kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào kỷ nguyên mới
• Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Tôn vinh những tiên phong kiến tạo tương lai số
• Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
• Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 4.0
• Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
• Thúc đẩy phát triển công nghệ IPv6
• Giải pháp phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
• Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
• Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bến Tre năm 2024
• Bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi số và sản xuất thông minh (ViPA)
• Công bố danh sách 103 nền tảng số quốc gia
• Phần mềm quản trị nội dung – CMS trên ứng dụng định danh điện tử VNeID
• Giới thiệu kênh Zalo OA của Bộ Nội vụ