Hội thảo xác định hiện trạng sản xuất, tính chất/chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tôm sú và tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có 65 km bờ biển, chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Mekong và biển Đông. Vì vậy, tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khoảng trên 50.000 ha. Trong đó, con tôm là đối tượng nuôi chủ lực, giúp nông dân cải thiện sinh kế, làm giàu và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

PGS. TS. Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi hội thảo.

 

Nuôi tôm tại Bến Tre nằm trong Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành hàng tôm Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 3809/KH-UBND ngày 14/8/2018 Phát triển ngành hàng tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025; Kế hoạch số 3004/KH-UBND ngày 01/6/2021 Phát triển 4.000 ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025...; Tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất, chọn tạo và sản xuất giống, hỗ trợ vốn và chuyển giao công nghệ, tổ chức chế biến và tiêu thụ, xây dựng hạ tầng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới xây dựng thương hiệu “Tôm Bến Tre” tại thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu đến năm 2025, ngành hàng tôm của Bến Tre đạt kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD/năm, đến năm 2030 đạt 1,8 tỷ USD/năm và đến năm 2050 đạt trên 4 tỷ USD/năm.

 

Ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi hội thảo.

 

Để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các sở ban ngành và các địa phương đã bảo hộ thành công quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận cho 2 đối tượng (tôm thẻ chân trắng và tôm sú vào tháng 6 năm 2020) và chỉ dẫn địa lý cho tôm càng xanh (ngày 14 tháng 4 năm 2021). Hiện nay, Bến Tre có nhu cầu nâng cấp bảo hộ trí tuệ từ nhãn hiệu chứng nhận lên chỉ dẫn địa lý cho 2 đối tượng tôm thể chân trắng và tôm sú.

 

Chỉ dẫn địa lý “Tôm Bến Tre” không chỉ là tài sản thương hiệu riêng của tỉnh mà còn là tài sản quốc gia. Đây là loại tài sản đặc biệt, chỉ được bảo hộ khi đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của Luật sở hữu trí tuệ, đó là sản phẩm phải có danh tiếng; có tính chất, chất lượng đặc thù (sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại của khu vực sản xuất khác);  danh tiếng, tính chất chất lượng đặc thù của sản phẩm có được là nhờ các điều kiện tự nhiên hoặc kỹ thuật sản xuất đặc biệt tại vùng sản xuất quyết định.

 

Nhằm xác định tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm tôm thẻ chân trắng và tôm sú của tỉnh Bến Tre và mối liên hệ với các yếu tố địa lý hoặc kỹ thuật sản xuất đặc biệt ảnh hưởng đến tính chất/chất lượng này, sáng ngày 31/10/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Xác định hiện trạng sản xuất, tính chất/chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tôm sú và tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre”.

 

Bà Lê Minh Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế phát biểu tại buổi hội thảo.

 

Dự và chủ trì hội thảo có PGS.TS. Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bà Lê Minh Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế cùng đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ nông dân tỷ phú các huyện, hộ nuôi tôm trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, các phòng ban, đơn vị chuyên môn tại các địa phương.

 

Tại hội thảo đã ghi nhận các nội dung tham luận tập trung vào các vấn đề như: Tính chất, chất lượng đặc thù của tôm thẻ chân trắng và tôm sú Bến Tre với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sự khác nhau về chất lượng nước của vùng nuôi tôm nước lợ của Bến Tre so với các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các vấn đề liên quan đến xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cùng với nhiều ý kiến thảo luận từ các đơn vị, doanh nghiệp, người nuôi tôm liên quan đến tình hình sản xuất tôm thẻ chân trắng, tôm sú trong thực tế hiện nay.

 

Quang cảnh buổi hội thảo.

 

Các ý kiến góp ý, những đề xuất, giải pháp, khuyến nghị được các đại biểu nêu ra tại hội thảo đã góp phần giúp nhóm thực hiện định hướng hoạt động trong thời gian tới nhằm thực hiện đề tài đạt được hiệu quả tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thiết thực của các địa phương, doanh nghiệp. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý “Tôm Bến Tre” có ý nghĩa, vai trò quan trọng, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng; tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường; nâng cao giá trị của sản phẩm.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hội thảo “Giải pháp nuôi vỗ béo nghêu (Meretrix lyrata) và hàu (Malgallana belcheri) và sản xuất thu giống hàu trong ao nuôi vỗ tại tỉnh Bến Tre”
• Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn nước trong các giồng cát để cấp nước sinh hoạt vùng ven biển tỉnh Bến Tre và phụ cận”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
• Bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp quản lý sâu bệnh hại chính trên thân, quả và vùng rễ cây sầu riêng góp phần hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp, phát triển sản xuất cây sầu riêng tại Bến Tre hiệu quả, an toàn theo hướng hàng hóa”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý hiện tượng thối quả bưởi da xanh sau thu hoạch tại Bến Tre”
• Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
• Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá trình độ năng lực công nghệ sản xuất của các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 – 2022 và định hướng đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030”
• Thu hút các nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại từ các nhà đầu tư vào tỉnh Bến Tre
• Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm”
• Nghiệm thu dự án “Ứng dụng các hệ thống quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi da xanh phục vụ xuất khẩu”
• Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre năm 2024