Hội thảo “Giải pháp nuôi vỗ béo nghêu (Meretrix lyrata) và hàu (Malgallana belcheri) và sản xuất thu giống hàu trong ao nuôi vỗ tại tỉnh Bến Tre”

Ngày 21 tháng 11 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  và Viện Hải dương học tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp nuôi vỗ béo nghêu (Meretrix lyrata) và hàu (Malgallana belcheri) và sản xuất thu giống hàu trong ao nuôi vỗ tại tỉnh Bến Tre”. Đây là hội thảo thuộc đề tài khoa học do Viện Hải dương học chủ trì, ThS. Cao Văn Nguyện làm Chủ nhiệm đề tài.

 

Ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu

tại hội thảo.

 

Bến Tre hiện có diện tích nghêu là 4.200 ha, trong đó nghêu thịt có trên bãi là 3.707 ha, diện tích xuất hiện nghêu giống là 493 ha. Trong năm 2024, đến nay tổng sản lượng khai thác ước đạt 7.612 tấn; giá nghêu nguyên liệu dao động từ 19.000 - 42.000 đồng/kg (cỡ nghêu 40-65 con/kg). Bên cạnh con nghêu, tỉnh còn phát triển khoảng 930 ha nuôi sò huyết và hàu, sản lượng hàng năm ước khoảng 7.000 tấn. Giá sò nguyên liệu dao động từ 80.000 - 120.000 đồng/kg và giá hàu dao động từ 18.000-28.000 đồng/kg, do đó các hộ nuôi đều có lợi nhuận khá cao, cải thiện sinh kế người dân địa phương đáng kể.

 

Bên cạnh những thành quả đạt được, nghề nuôi nhuyễn thể tại Bến Tre vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Còn ít các cơ sở thu mua và chế biến nghêu xuất khẩu, đầu ra còn phụ thuộc vào thương lái; Các Hợp tác xã đã thực hiện bán sản phẩm qua phương thức đấu giá. Một số Hợp tác xã năng lực quản lý còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm đánh giá đúng trữ lượng nguồn nghêu cám nên chưa khai thác tốt nguồn lợi tự nhiên này. Ngoài ra, một số nguyên nhân như: Thời gian nuôi kéo dài từ 30 – 36 tháng, tìm ẩn rủi ro cao; Vấn đề về biến đổi khí hậu tác động trực tiếp lên vùng nghêu có nhiều thay đổi bất thường như độ mặn, nhiệt độ tăng cao, mưa kéo dài,… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con nghêu, phát sinh dịch bệnh và gây thiệt hại hàng loạt. Công tác quan trắc môi trường đã được tăng cường, tuy nhiên vẫn chưa được ổn định và xuyên suốt phần nào làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi; Diện tích bãi nuôi ngày càng thu hẹp dần, mật độ nuôi tăng, kích thước thu hoạch nhỏ; Nguy cơ tranh chấp mặt nước nuôi, cạnh tranh nguồn thức ăn tự nhiên dẫn đến nguồn lợi nhuyễn thể tại tỉnh thiếu bền vững.

 

Quang cảnh buổi hội thảo.

 

Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân đã cho phép triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu thử nghiệm quy trình nuôi vỗ béo nghêu (Meretrix lyrata) và hàu (Malgallana belcheri) và sản xuất thu giống hàu trong ao nuôi vỗ tại tỉnh Bến Tre”, đề tài do Viện Hải dương học chủ trì thực hiện.

 

Đến nay, đề tài đã cơ bản hoàn thành các nội dung nghiên cứu. Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện đơn vị chủ trì báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, những nội dung của đề tài và các tham luận về các vấn đề như: Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ béo nghêu trong ao đất; Xây dựng quy trình nuôi vỗ béo hàu trong ao đất; Quy trình sản xuất giống và nuôi hàu thương phẩm tại Bến Tre; Quy trình ương nuôi hàu giống và nuôi hàu thương phẩm ngoài tự  nhiên.

 

Qua các báo cáo chuyên đề, các đại biểu đã bàn về các giải pháp cải thiện nguồn lợi nghêu bền vững, tập trung là quy trình nuôi vỗ béo, san thưa mật độ nuôi tự nhiên cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi để rút ngắn thời gian nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả trong việc thu hoạch, nhằm tăng sản lượng, chất lượng nghêu, hàu thành phẩm cung ứng cho thị trường. Cũng như chủ động nguồn giống trong nghề nuôi hàu, cung cấp nguồn giống cho thị trường góp phần phát bền vững nghề hàu Bến Tre. Các ý kiến góp ý, những đề xuất, giải pháp, khuyến nghị được các đại biểu nêu ra tại hội thảo đã góp phần giúp nhóm thực hiện định hướng hoạt động trong thời gian tới nhằm thực hiện đề tài đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn nước trong các giồng cát để cấp nước sinh hoạt vùng ven biển tỉnh Bến Tre và phụ cận”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
• Bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp
• Hội thảo xác định hiện trạng sản xuất, tính chất/chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tôm sú và tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp quản lý sâu bệnh hại chính trên thân, quả và vùng rễ cây sầu riêng góp phần hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp, phát triển sản xuất cây sầu riêng tại Bến Tre hiệu quả, an toàn theo hướng hàng hóa”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý hiện tượng thối quả bưởi da xanh sau thu hoạch tại Bến Tre”
• Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
• Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá trình độ năng lực công nghệ sản xuất của các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 – 2022 và định hướng đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030”
• Thu hút các nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại từ các nhà đầu tư vào tỉnh Bến Tre
• Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm”
• Nghiệm thu dự án “Ứng dụng các hệ thống quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi da xanh phục vụ xuất khẩu”
• Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre năm 2024