Kết quả thực hiện Chương trình hành động số 47-CTr/TU của Tỉnh ủy và kế hoạch 6623/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW) và định hướng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH,CN,ĐMST&CĐS) nhằm hỗ trợ phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã có được một số thành tích đáng ghi nhận.

 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 20/5/2020 về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (Chương trình 47-CTr/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành kế hoạch 6623/KH-UBND ngày 10/12/2020 thực hiện Chương trình hành động số 47 ngày 20/5/2020 về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (Kế hoạch số 6623/KH-UBND).

 

Sở KH&CN tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 47-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch  số 6623/KH-UBND nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư. Phối hợp với các cơ quan, hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển các các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về KH,CN,ĐMST&CĐS.

 

Kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH,CN,ĐMST&CĐS trong lĩnh vực năng lượng


Hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã và đang nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH,CN,ĐMST&CĐS trong lĩnh vực năng lượng như sau

 

Công nghệ và các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng, tiết kiệm

Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nguồn lực sẵn có phù hợp với tình hình và năng lực thực tại của địa phương, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư công nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường, sản lượng điện thương phẩm tiết kiệm hàng năm đạt khoảng 2,18 đến 2,45% sản lượng điện thương phẩm. Một  số các  nhiệm  vụ doanh nghiệp được hỗ trợ vay ưu đãi từ nguồn vốn của Quỹ phát  triển khoa học và công nghệ nhằm đầu tư, cải tiến công nghệ, đầu tư hệ thống  thiết bị dây chuyền sản xuất mới. Công ty Cổ phần Sản xuất Gạch Nam Việt thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất gạch không nung”, Đầu tư hệ thống thiết bị sấy lúa, tách màu gạo công suất 80 tấn/mẻ của Công ty Lương thực  Bến  Tre. Xây dựng một số mô hình tiết kiệm nước và năng lượng: Mô hình trình diễn Công nghệ Aquaponics để nuôi cá và trồng rau theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tiết kiệm nước trong sản xuất; Mô hình trình  diễn Trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ 4.0 tại các nhà lưới của Trung tâm Giống và Hoa kiểng tỉnh Bến Tre nhằm tiết kiệm nhân công, tiết kiệm điện và nước trong quá trình sản xuất; Mô hình  tiết kiệm điện và nước cho khu vườn cây đầu dòng và vườn dừa kiểu mẫu theo hướng tưới tiết kiệm nước nhằm hạn chế lượng nước tưới trong mùa hạn mặn và biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp.

 

Công nghệ năng lượng mặt trời 

Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển mô hình, dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời; lồng ghép mục tiêu tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp vào các buổi tập huấn cho các thành viên Tổ hợp tác, Hợp tác xã giới thiệu các mô hình sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp nhằm mang hiệu quả trong sản xuất. Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại Nhà máy nước Tân Hưng (công suất 10 kW/h) và Nhà máy nước An Phú Trung (công suất 20 kW/h) nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong công tác vận hành cấp nước. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đã ứng dụng tế bào quang điện (Solar cells) để sử dụng hiệu quả không gian (phía trên lắp pin năng lượng, phía dưới nuôi tôm) giảm chi phí năng lượng các thiết bị trong doanh nghiệp nuôi tôm được cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời, góp phần giảm chí phí đáng kể trong ngành tôm.

 

Công nghệ năng lượng gió

Theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 18 dự án điện gió với tổng công suất 1.007,7 MW, tỉnh Bến Tre đã ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với 10 nhà đầu tư, tổng vốn dự kiến đầu tư 225.470 tỷ đồng. Hiện đã có 09 dự án điện gió triển khai xây dựng với công suất lắp đặt 365,9 MW, trong đó có 07 dự án phát điện thương mại toàn nhà máy (246,5 MW), 01 dự án phát điện một phần nhà máy (4,25/90 MW), 01 dự án chưa phát điện (29,4 MW); 10 dự án điện gió triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư.

 

Công nghệ chủ yếu tập trung vào nâng công suất tuabin, hiện nay trên thế giới đã có tuabin công suất 12-15MW và hiện tại Bến Tre đang có dự án chuẩn bị triển khai lắp đặt công suất 5MW. Các công nghệ khác ít có thay đổi, hầu hết vẫn là trục ngang, có 3 cánh.

 

Công nghệ chuyển đổi nhiên liệu

Tỉnh Bến Tre luôn tạo điều kiện, hỗ trợ để các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu phát triển tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát; tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối. Tính đến cuối năm 2024, tỉnh cấp chủ trương đầu tư 01 dự án điện rác với công suất 15 MW theo hồ sơ của chủ đầu tư đăng ký là sử dụng công nghệ đốt rác phát điện sử dụng ghi cơ học kiểu Martin - Đức. Đốt trực tiếp rác chưa phân loại.

 

Trong thời gian qua có 01 nhà đầu tư quan tâm khảo sát, nghiên cứu đề xuất tận dụng nguồn nguyên liệu là phụ phẩm từ lá dừa để phát triển điện sinh khối trên địa bàn huyện Giồng Trôm với công suất 10 MW và đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát, đồng thời rà soát kiến nghị cập nhật dự án điện sinh khối vào Quy hoạch điện VIII và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tỉnh thực hiện trong giai đoạn quy hoạch là 10 MW.

 

Công nghệ hydrogen xanh

Trên cơ sở đề xuất triển khai dự án sản xuất Hydro xanh trên địa bàn tại xã Bảo Thuận huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre của nhà đầu tư The Green Solutions, các ngành chuyên môn cùng với địa phương đã triển khai một số công việc. Các Sở ban ngành tỉnh khẩn trương phối hợp với các cơ qua Trung ương tiến hành các bước sớm triển khai dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre (quy mô 24.000 tấn hydro/năm, 182 tấn amoniac/năm, 195.000 tấn oxy/năm) cơ bản phù hợp với Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

 

Công nghệ lưới điện thông minh

Sở KH&CN phối hợp với công ty Điện lực Bến Tre triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ, góp phần phát triển hệ thống lưới điện thông minh trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Xây dựng phần mềm giám sát đầy đủ các thông số vận hành trạm và lưới điện hạ thế; theo dõi sản lượng điện năng tiêu thụ và tiền điện của khách hàng, cảnh báo hạn mức tiêu thụ điện năng của khách hàng; có tính năng cài đặt tự động đóng cắt và thao tác điều khiển từ xa thiết bị điện, có hệ thống máy chủ (sever) lưu trữ dữ liệu. Chế tạo và lắp đặt thiết bị đóng cắt tại trạm biến áp, tại nhánh hạ thế, tại điện kế khách hàng có tích hợp tính năng thu thập đầy đủ các thông số vận hành và điều khiển đóng cắt từ xa. Góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho các sự kiện văn hoá, chính trị, xã hội diễn ra trên địa bàn Tỉnh; hoàn thiện hệ thống lưới điện thông minh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

 

Thời gian qua, ngành điện đã triển khai, áp dụng tốt hoạt động CĐS nâng cao hiệu quả trong ngành năng lượng và chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng năng lượng thông minh, cụ thể: Sử dụng hệ thống giám sát điều khiển từ xa trong theo dõi thông số vận hành và thao tác đóng/cắt thiết bị; giám sát và điều khiển từ xa các thiết bị tại 09/09 trạm 110kV và vận hành không người trực tại các trạm biến áp 110kV; Tỷ lệ điện tử hóa phần công tơ bán điện đến tháng 12/2024 đạt 100%; Sử dụng phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS) thay thế công tác quản lý kỹ thuật trước đây nhằm hỗ trợ truy xuất các số liệu báo cáo theo các biểu mẫu quản lý kỹ thuật lưới điện cho các cấp theo quy định một cách nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời cung cấp các số liệu chính xác; triển khai phần mềm Ứng dụng hiện trường (Digital Workforce) trên các thiết bị thông minh để kiểm tra tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện kiểm tra lưới điện ngoài hiện trường, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị, giám sát an toàn, hoàn thiện được thuận lợi, đầy đủ, chính xác; triển khai ứng dụng thiết bị bay (UAV, Flycam) không người lái, mục tiêu phục vụ giám sát, kiểm tra lưới điện 110kV; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện Sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng vận hành của thiết bị (CBM), mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị cho lưới điện 110 kV và 22kV; Sử dụng chương trình OMS như: Chương trình quản lý vận hành lưới điện trên sơ đồ đơn tuyến, được viết trên mã nguồn mở linh hoạt trong việc lập trình cũng như kết nối với các hệ thống khác. Khi sử dụng chương trình OMS việc cung cấp điện, phát hiện mất điện, sửa chữa điện, quản lý cung cấp điện sẽ được thực hiện trực quan sinh động trên sơ đồ đơn tuyến. Ngoài ra, kết hợp với hệ thống tự động hóa, thiết bị được giám sát điều khiển, công tơ đo đếm thông minh để truyền dữ liệu về chương trình, qua đó ngành điện có thể giám sát được tình hình cung cấp điện trên địa bàn 24/7. CĐS đã giúp ngành điện tự động tính toán chính xác độ tin cậy lưới điện, từ đó lập kế hoạch công tác lưới điện phù hợp để đảm bảo độ tin cậy được giao, thông báo kịp thời các sự kiện gián đoạn điện cho khách hàng định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Công Thương (khoảng 493.000 khách hàng sử dụng điện); Kết nối với các nhà máy điện gió và thực hiện chia sẻ dữ liệu với hệ thống giám sát, điều khiển của ngành điện, giúp các cấp điều độ có thể theo dõi, giám sát vận hành của nhà máy tức thời, 24/7 để có phương án điều chỉnh phù hợp, kịp thời; số hóa 100% các hồ sơ pháp lý của các khách hàng điện mặt trời mái nhà để thuận tiện theo dõi và cập nhật biến động kịp thời.

 

Định hướng KH,CN,ĐMST&CĐS nhằm hỗ trợ phát triển ngành năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tỉnh Bến Tre tập trung nhập khẩu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ tuabin điện gió công suất 12-15MW phục vụ cho việc triển khai 10 dự án điện gió trên địa bàn đang làm thủ tục triển khai theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tiếp thu, hấp thụ và tiến tới làm chủ công nghệ này. Tầm nhìn đến năm 2045, Bến Tre phát triển công nghệ năng lượng gió ngoài khơi.

 

Địa phương ưu tiên nhập khẩu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ hydrogen xanh Bến Tre xúc tiến và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre (quy mô 24.000 tấn hydro/năm, 182 tấn amoniac/năm, 195.000 tấn oxy/năm) sớm đưa dự án đi vào vận hành trước năm 2030. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, địa phương phối hợp với nhà đầu tư tiếp tục triển khai giai đoạn 2 sau năm 2030 nâng quy mô, công suất nhà máy và tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm hydro và các sản phầm đồng hành hình thành Khu tổ hợp Hydroxanh Bến Tre.

Tỉnh Bến Tre luôn tạo điều kiện, hỗ trợ để các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu phát triển tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát; tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối, nhất là tận dụng nguồn phụ phẩm từ lá dừa và các phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Bến Tre định hướng nghiên cứu công nghệ năng lượng thủy triều. Với chế độ dòng chảy sông và biển bỡi đặc trưng lệ thuộc vào mùa trong năm: mùa nước nổi (mùa lũ) và mùa kiệt tương ứng hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; lệ thuộc theo tháng bỡi chế độ thủy triều thường đạt mực nước cao nhất vào tháng 11 và tháng 12, sau đó giảm xuống và xuống mực thấp nhất vào tháng 6, 7 với biển Đông. Thủy triều biển Đông là bán nhật triều bất thường có 2 lần thủy triều cao trong ngày và 2 lần thủy triều thấp thường chu kỳ ngày đêm trung bình là 24,5 giờ. Bến Tre hội đủ điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ tua-bin trục ngang phù hợp với các khu vực có độ sâu lớn từ 30 m trở lên và chỉ khai thác dòng chảy đơn hướng. Trong khi đó, công nghệ tua-bin trục đứng có thể phù hợp với cả các khu vực có độ sâu nhỏ hơn 10 m và có thể khai thác được dòng chảy đa hướng. Với công nghệ cánh nâng thủy lực, nhà thiết kế có thể thay kích thước cánh nâng để phù hợp với các khu vực có chiều rộng kênh dòng chảy thủy triều thay đổi, trong khi công nghệ diều bay, công nghệ tua-bin dạng phễu và công nghệ tua-bin xoắn ác-si-mét được thiết kế để khai thác các khu vực có vận tốc dòng triều nhỏ hơn 1,5 m/s.

 

Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ năng lượng sóng. Biển Bến Tre có nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa gió Tây Nam (trung bình 29,1 độ C) thường cao hơn mùa gió Đông Bắc (trung bình 28,3 độ C) khoảng 1,0 độ C. Ở cả hai mùa nhiệt độ nước tầng mặt đều tương đối ổn định, biên độ dao động nhiệt nho (mùa gió Đông Bắc 27,0 - 32,0 độ C; mùa gió Tây Nam 26,0 - 32,0 độ C). Chế độ gió ở vùng biển này cung phân ra hai mùa. Trong mùa gió Đông Bắc (mùa khô) hướng thịnh hành Đông Bắc với cường độ gió cấp 4-5. Trong mùa gió Tây Nam (mùa mưa), hướng gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây với sức gió trung bình cấp 2-3. Vào tháng 4 chuyển mùa và tháng 11, 12 biển tương đối lặng. Chế độ sóng ngoài khơi thường đạt giá trị độ cao sóng và chu kỳ cực đại vào khoảng tháng 12 và đầu tháng 1 năm sau (mùa gió Đông Bắc và bão), cực tiểu rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 (mùa gió Tây Nam). Hướng sóng chủ đạo truyền vào bờ là hướng Đông bao gồm cả Đông Đông Bắc và Đông Đông Nam. Hướng thứ yếu của sóng truyên vào khu vực này là Tây Nam. Tùy theo vị trí, có lúc độ cao sóng truyền theo hướng này có thể mức 2.7 m. Nơi có độ cao sóng có nghĩa thấp nhất là tại vị trí tiếp giáp với vùng bờ biển tỉnh Tiền Giang. Chế độ sóng gần bờ, tương tự như sóng ngoài khơi, tại các điểm ven bờ khu vực Bến Tre, hướng sóng chủ đạo truyền vào bờ là hướng Đông bao gồm cả Đông Đông Bắc và Đông Đông Nam. Hướng thứ yếu của sóng truyền vào khu vực này là Tây Nam. Biển Bến Tre có dòng năng lượng sóng trung bình năm đạt khoảng 18 kW/m theo tiêu chí phân loại cấp độ theo mật độ năng lượng sóng trung bình năm 0-4 kW/m: thấp 4-6 kW/m: trung bình 6-8 kW/m: cao >8 kW/m: rất cao. Vì ở đây tác động của trường sóng trong gió mùa Đông Bắc đã bị yếu đi. Mật độ năng lượng sóng trung bình năm 4,8 kW/m, công suất trung bình năm 2,6 TWh/tháng, tỷ trọng/toàn bờ biển 14,7%. Nguyễn Mạnh Hùng, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước, 2010. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác, Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năng lượng sóng biển Bến Tre từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm tương ứng là 5, 5, 3, 2, 2, 2, 2, 3, 2, 3, 4 và 4 kW/m. Theo Wang và cộng sự số liệu năng lượng sóng biển Bến Tre từ tháng 1 đến tháng 12 và theo mùa được tra theo tập bản đồ năng lượng sóng biển tương ứng 5, 5, 4, 2, 1, 2, 2, 4, 2, 5, 5 và 5 kW/m.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình chatbot AI phục vụ công việc
• Công nhận 22 doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu địa phương
• Ra mắt ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại thành phố Hà Nội
• Ngày An ninh mạng Việt Nam-ngày 6/8 hàng năm
• Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia “.vn”
• Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần bảo vệ môi trường