Nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây chuối tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô

Ở nước ta, chuối có nhiều loại như: chuối xiêm, chuối già, chuối tiêu,… được trồng nhiều ở vùng nông thôn, trước đây, người dân trồng nhỏ lẻ không tập trung, hiệu quả kinh tế không cao. Ngày nay, chuối không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác. Chính hiệu quả kinh tế mà cây chuối mang lại, nhiều người dân trồng chuyên canh cây chuối và làm giàu từ mô hình này. Tuy nhiên, để có số lượng lớn cây chuối giống theo cách trồng truyền thống, tự nhân giống từ cây mẹ phải tốn nhiều thời gian và công chăm sóc. Với khoa học và công nghệ tiến bộ, người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo số lượng lớn cây chuối giống sạch bệnh trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí và công chăm sóc.
 

 ncm          Đại biểu tham quan mô hình trồng chuối tiêu trong bầu đất do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN thực hiện.

Ngoài hiệu quả kinh tế mà cây chuối mang lại, chuối tiêu được xem là giống quý và đang có nguy cơ tuyệt chủng, để bảo tồn giống chuối tiêu đồng thời tìm ra quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre đã chủ trì thực hiện đề tài “Nhân giống cây chuối tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô”. Thông qua đề tài nhóm thực hiện không chỉ tìm ra quy trình nhân giống mà kết quả của đề tài là cơ sở để nhân các loại giống chuối nói chung và trên nhiều loại cây trồng khác.

Qua 12 tháng nghiên cứu, nhóm thực hiện đã tìm ra được nồng độ và thời gian thích hợp vô trùng mẫu chuối tiêu; công thức tái sinh chồi, nhân cụm chồi, tái sinh cây hoàn chỉnh. Đề tài đã có kết quả khả quan, tỷ lệ cây ra ngôi ngoài nhà lưới sống từ 90% trở lên, vượt chỉ tiêu so với thuyết minh 75%.

KS Võ Thanh Truyền-chủ nhiệm đề tài cho biết: “Việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô khá đơn giản, trước hết chọn cây mẹ phải là giống tốt, sạch bệnh đây là bước quan trọng đảm bảo cây con sau này. Tiếp đến là giai đoạn tái sinh chồi, nhân cụm chồi, tái sinh cây hoàn chỉnh. Ưu điểm của công nghệ này là từ một củ chuối ban đầu sau 7 lần cấy truyền sản xuất được 2.000 cây bầu đất, chất lượng cây giống được tạo ra mang đặc tính di truyền của bố mẹ, hạn chế thoái hoá giống, sản xuất tập trung, số lượng lớn, đồng loạt, cây con tạo ra khoẻ mạnh. Nếu trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, mỗi buồng chuối trên chục nải và nặng từ 25-40 kg, tại Bến Tre có giá bán trên 10 ngàn đồng/kg. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô đã được nhiều nước đang áp dụng, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre cũng đang đẩy mạnh nhân giống bằng công nghệ này trên nhiều loại cây trồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với công nghệ này, giúp bảo tồn nguồn giống đồng thời nâng cao chất lượng và sản xuất cây giống với số lượng lớn phục vụ thị trường”.

Đề tài đã đi vào giai đoạn kết thúc, đơn vị chủ trì và ban chủ nhiệm đã tổ chức hội thảo sơ kết. Tại hội thảo, đại biểu tham dự đánh giá cao kết quả nhóm thực hiện đạt được. Kết quả của đề tài là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về nuôi cấy mô cây chuối nói chung, chuối tiêu nói riêng. Qua đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất tạo ra số lượng lớn cây chuối giống, giảm giá thành sản phẩm.

Kim Tuyền

Trung tâm Thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi