Nghiên cứu chế tạo thiết bị và hoàn chỉnh quy trình phân loại rác đã qua phân hủy tại bãi rác Phú Hưng-thành phố Bến Tre

Rác thải và ô nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc được toàn xã hội quan tâm nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp. Việc lựa chọn mô hình xử lý rác cho phù hợp, ít tốn kém lại càng khó khăn hơn. Thành phố Bến Tre có bãi chôn lấp rác sinh hoạt với diện tích 2,7 ha tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, hoạt động từ năm 1990. Hình thức chôn lấp là đổ tự nhiên và chôn lấp một phần. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa phù hợp cho nhu cầu chôn lấp và xử lý hiện nay.

 
ntr
 
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý rác như: xử lý rác thành phân bón, dùng phương pháp đốt,… đã được các tỉnh quan tâm. Nước ta đã có nhiều dây chuyền công nghệ cao để giải quyết vấn đề này nhưng với chi phí khá cao. Vì vậy, để tìm ra cách xử lý rác hiệu quả sao cho hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và con người đồng thời tiết kiệm tài nguyên, Công ty TNHH 01 thành viên Công trình đô thị Bến Tre đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo thiết bị và hoàn chỉnh quy trình phân loại rác đã qua phân huỷ tại bãi rác Phú Hưng-thành phố Bến Tre”, thời gian 1 năm, do ông Huỳnh Văn Lâm làm chủ nhiệm.

Thông qua đề tài này nhóm tác giả đã tiến hành khảo nghiệm và đưa ra quy trình công nghệ để thực hiện để xử lý rác thải sinh hoạt có sự hỗ trợ của doanh nghiệp cơ khí Phương Nhi. Quy trình phân loại rác gồm các bước sau:

Từ bãi rác, trong nhà máy rác được xe xúc chuyển đến phễu cấp liệu của nhà máy đánh tơi, máy có nhiệm vụ định lượng và làm tơi các thành phần rác tạo điều kiện để không khí hoà trộn, giúp quá trình phân loại tốt hơn.

Từ máy đánh tơi, rác được đưa xuống trống phân loại thô (phân loại kích thước lớn). Quá trình quay, đảo trộn nhờ các răng nâng bên trong trống sẽ phân loại rác theo 2 nhóm: nhóm có kích thước lớn và nhóm có kích thước thỏ. Nhóm có kích thước lớn chủ yếu là rác vô cơ như: túi nylon, vải, thuỷ tinh,… tiếp tục được phân loại trên băng tải. Phần túi nylon chiếm đa số được băng tải chuyển đến máy ép kiện với tỷ lệ ép 10/1. Các rác vô cơ khác được thu gom và chuyển đi chôn lấp. Đối với nhóm có kích thước nhỏ bao gồm: rác hữu cơ và 1 số rác vô cơ có kích thước nhỏ tiếp tục được phân loại trên một băng tải khác. Rác vô cơ như kim loại, đá sỏi,… được thu gom và chôn lấp. Hỗn hợp rác hữu cơ và 1 phần rác vô cơ nhỏ tiếp tục chuyển sang thiết bị nghiền tinh.

Tại thiết bị nghiền tinh có nhiệm vụ làm nhỏ phần rác hữu cơ (có độ cứng kém hơn rác vô cơ) giúp cho quá trình phân loại tinh tốt hơn. Phân loại tinh chia thành 2 sản phẩm: Rác hữu cơ (và số ít bã vô cơ nhỏ) được đóng bao dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ hay phân vi sinh; Hỗn hợp các loại rác vô cơ có kích thước nhỏ được thu gom và chuyển đi chôn lấp.

Ngoài dây chuyền công nghệ trên, còn có một số xe máy, thiết bị khác phụ vụ cho hệ thống máy nghiền rác như: xe đào, xe xúc, xe trung chuyển 2 cầu, nhân công cho mỗi công đoạn.

Máy được lắp ráp hoàn chỉnh và đưa vào vận hành với công suất hơn 4,5 tấn/giờ. Điện năng tiêu thụ 100Kwh. Ưu điểm của công nghệ là kết cấu đơn giản, có thể thực hiện ở các xưởng vừa, vận hành đơn giản, ít nhân công. Sử dụng động cơ nhỏ, gọn, việc điều chỉnh khoảng cách, bố trí vị trí lắp đặt thay đổi tuỳ vào địa hình, ít tốn diện tích. Giá thành thấp, nguyên liệu tạo ra là mùn có thể tận dụng bón cây trồng cho công ty.

Đề tài được Hội đồng KH&CN đánh giá cao và nghiệm thu loại xuất sắc. Các thành viên trong hội đồng cho rằng công nghệ thiết kế phù hợp và sử dụng có hiệu quả. Thông qua đề tài đã giải quyết được vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư thiết bị thấp. Ngoài ra, dây chuyền phân loại rác được thiết kế đơn giản, an toàn, dễ quản lý, dễ vận hành giá thành rẽ, thời gian sử dụng lâu. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là quá trình làm việc còn ồn và phân được sản xuất ra chưa xử lý triệt để, điện năng tiêu thụ còn cao. Hội đồng đề nghị nhóm tác giả tính toán lại hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường, đồng thời bổ sung công tác đào tạo công nhân vận hành thiết bị, sơ đồ công nghệ và đề xuất cấp bằng giải pháp hữu ích. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng khuyến cáo phân sau khi được xử lý từ rác thải do chưa xử lý triệt để còn lẫn các tạp chất vì vậy không nên dùng bón cho các loại cây ngắn ngày, rau xanh,… chỉ dùng bón cho cây xanh đô thị, cây lâu năm.

Kim Tuyền

Trung tâm Thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi