Bình Đại: Nuôi bò Lai-hướng mở cho bài toán làm giàu

Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp, nông dân ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại đã từng bước chuyển đổi, thay thế dần các giống bò địa phương sang hướng nuôi giống bò Lai, có giá trị kinh tế cao. 

 
nb                      Anh Nguyễn Tấn Kim Khánh bên đàn bò giống lai cho lợi nhuận cao.

Điển hình trong việc tìm giống bò mới và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế gấp hai lần so với giống bò địa phương có anh Nguyễn Tấn Kim Khánh, ở ấp Hưng Nhơn. Vào năm 2003, trong khi phần lớn nông dân của xã tập trung chuyển đổi các diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chuyên canh, luân canh rau, màu, cây ăn trái các loại, thì gia đình anh Khánh đã chọn mô hình chăn nuôi bò, làm nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, nên anh Khánh đã đầu tư vốn mua 6 con bò giống địa phương về nuôi, thời gian đó lợi nhuận thu về không cao. Năm 2004, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và nghe thông tin trên báo, đài nói về lợi nhuận của các giống bò lai, từ đó anh Khánh bắt đầu chuyển đổi dần những con bò địa phương có trọng lượng nhỏ khoảng 300 đến 400 kg/1con của gia đình bằng những con bò đã được lai với các giống ngoại có trọng từ 600 đến trên 1.000 kg/1con như: lai-sind, Red-Angus, bò cọp. Vì vậy, hiện nay mỗi con bò lai của anh Khánh khi nuôi lớn bán ra đều có giá từ 40 đến 50 triệu đồng/1con, trung bình mỗi năm anh bán 2 con bò, với tổng trị giá từ 95 triệu đồng đến 100 triệu đồng, sau khi khấu hao chi phí, còn lãi hơn 50 triệu đồng. Hiện, trong chuồng bò của gia đình đang có 4 con bò đực lai lớn nhỏ và 2 con bò lai nái.

Anh Nguyễn Tấn Kim Khánh phân tích: “Nuôi bò lai không mất nhiều thời gian, công chăm sóc và chi phí thức ăn, bởi tôi tận dụng được nguồn cỏ trồng xen trong vườn nhà, đặc biệt tôi đã sáng chế ra thực đơn mới cho bò, ít tốn kém, có thêm thu nhập mà hiệu quả cao đó là sử dụng nước hèm kháp rượu của gia đình và mỗi tuần chỉ mua thêm thức ăn hòa với nước cho bò uống để đa dạng hóa nguồn thức ăn, bổ sung dinh dưỡng cho đàn bò”.

Anh Khánh còn cho biết thêm: “Nuôi giống bò lai không khác so với nuôi bò giống địa phương, người nuôi cần quan tâm đến khâu vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các dịch bệnh thường xuất hiện trên đàn bò như: bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng… thì bò sẽ phát triển tốt mà không xảy ra bệnh đáng tiếc, gây thiệt hại cho người nuôi”.

Nuôi bò lai, tạo nguồn thu cho gia đình đã và đang trở thành hướng làm giàu mới cho nông dân ở xã Châu Hưng. Đặc biệt, việc dùng phụ phẩm nước hèm kháp rượu đã mở ra một hướng chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trần Minh Hoàng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Hưng cho biết: “Hiện, toàn xã có khoảng 700 con bò, chiếm 16,08% tổng đàn bò toàn huyện. Trong đó, 100% đàn bò của xã đều được nông dân thay thế từ giống bò địa phương sang giống bò lai. Bình quân mỗi hộ nuôi ít nhất 2 con, nhờ đó đời sống nhân dân trong xã đã được cải thiện đáng kể, nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, góp phần cùng với địa phương xây dựng thành công 1 trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới”.

Thanh Hương

Đài Truyền thanh Bình Đại

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc