Xe ban rác tự chế

Trong năm 2012, không chỉ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước mà mọi tầng lớp nhân dân ở huyện Bình Đại đã hưởng ứng phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đó, có hai mô hình sáng kiến nổi bật nhất là mô hình phong điện của anh Trần Thanh Thành và mô hình xe ban rác tự chế của anh Nguyễn Văn Nhiều, ở ấp Bình Hòa, Thị trấn Bình Đại.

 
xe                    Xe ban rác tự chế của anh Nguyễn Văn Nhiều, ấp Bình Hòa, Thị trấn Bình Đại.

Xuất thân trong một gia đình nghèo ở huyện Thạnh Phú, năm 2006, anh Nguyễn Văn Nhiều, sinh năm 1966 cùng vợ và 3 người con sang Bình Đại lập nghiệp. Không đất sản xuất, anh và 2 người con lớn nhận khoán ban rác hàng ngày tại bãi rác thị trấn Bình Đại với số tiền 7,2 triệu đồng/tháng. Công việc hàng ngày của anh là sau khi xe tải thu gom rác các nơi về bãi rác, do không vào sâu được bên trong nên xe đỗ tập trung một chỗ, anh Nhiều và 2 người con phải ban rác bằng thủ công ra nơi chôn và đốt. Lúc đầu công việc tương đối ổn định do khối lượng rác hàng ngày tại thị trấn và các xã lân cận từ 2-3 mét khối. Tuy nhiên, đến nay, lượng rác tăng lên hơn gấp 3 lần, 10 mét khối/ngày, việc ban rác bằng thủ công không đảm bảo. Trong cái khó, anh Nguyễn Văn Nhiều đã sáng kiến, tự chế xe ban rác.

Xe ban rác với cấu tạo khá đơn giản. Động cơ chính là máy nổ SS 90, tương đương máy dầu D8. Hộp số được sử dụng từ hộp số máy cày xới tay. Khung xe làm bằng sắt U10 và U12. Thùng xe khung bằng tuýp sắt 49 và V3. Nét độc đáo của xe là anh Nhiều chế tạo trục nâng, hạ thùng xe với tuýp sắt 150, cao 2,4m. Bánh xe cao su được bộc sắt V5 để chống vật cứng. Tháng 10 năm 2012, anh Nguyễn Văn Nhiều đã thực hiện thành công xe ban rác tự chế với kinh phí 50 triệu đồng. Xe vận hành hiệu quả. Sau khi xe tải chạy vào bãi và đổ vào xe tự chế. Từ đây, xe ban rác tự chế chuyển rác vào nơi chôn lấp. Xe hoạt động ở mọi nơi trong khu vực bãi rác mà không sợ bị lún và bể vỏ. Từ mô hình xe cải tiến này, gia đình anh Nguyễn Văn Nhiều không còn vất vả như trước đây, ngược lại năng suất lao động tăng lên. Sử dụng xe ban rác tự chế đã tiết kiệm chi phí rất lớn do sử dụng từ 1-2 lít dầu và 1 công lao động. Trong khi máy cày cải tiến sử dụng 4-5 lít dầu và 1 công lao động. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư còn hạn chế nên khung xe chưa được chắc chắn. Vì vậy, mong ước của anh Nhiều là được hỗ trợ thêm kinh phí để tư xe hoàn chỉnh hơn.

Vượt khó vươn lên, sáng tạo trong lao động đã giúp anh Nguyễn Văn Nhiều thành công với mô hình xe ban rác tự chế, giúp gia đình anh đã phần nào bớt vất vả hơn. Mặt khác, sử dụng xe ban rác, lượng rác không còn tồn đọng như trước đây, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường tại Thị trấn Bình Đại.

Cao Đẳng

Đài Phát thanh-truyền hình Bến Tre

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc