Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng

Theo báo cáo, hiện nay, tổ chức của Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bến Tre gồm: Sở chỉ huy, 4 phòng (tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật), Trường quân sự, Trung đoàn bộ binh khung thường trực 895 và Ban chỉ huy quân sự của 9 huyện, thành phố, trong mỗi đơn vị có các ban, bộ phận ít nhất là 5 ban, nhiều nhất 12 ban. Mỗi ban đều sử dụng máy tính để làm việc. Khoảng cách từ Sở chỉ huy đến các cơ quan đơn vị trên gần nhất là 100 m, xa nhất 55 km. Việc báo cáo hàng ngày từ các đơn vị về Bộ chỉ huy thông qua đài vô tuyến điện sóng cực ngắn, riêng hoạt động trao đổi thông tin, truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh từ Bộ chỉ huy xuống các cơ quan, đơn vị chủ yếu là theo đường quân bưu truyền thống do đó rất tốn kém và không được nhanh chóng. Mặc khác, các thiết bị công nghệ thông tin của đơn vị phần lớn đã lỗi thời, tính năng lạc hậu, hệ thống mạng nội bộ trong đơn vị và giữa đơn vị với Bộ chỉ huy chưa có nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, kịp thời trong báo cáo, truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương

Do đó để từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ các hoạt động của Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh được nhanh chóng, kịp thời và bí mật, năm 2012, được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Bộ CHQS Bến Tre đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng thuộc Bộ CHQS tỉnh Bến Tre”. Dự án do đại tá Nguyễn Hữu Tín-chỉ Huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm chủ nhiệm, thực hiện trong thời gian 12 tháng.

Qua thời gian thực hiện, đến nay dự án đã đạt mục tiêu, nội dung đề ra. Cụ thể, đã xây dựng cơ sở hạ tầng ứng dụng CNTT cho Bộ chỉ huy và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS gồm: 1 máy chủ; 21 máy trạm và 2 máy tính xách tay có cấu hình mạnh, hoạt động ổn định có thể làm việc với các loại dữ liệu dạng đồ họa, hình ảnh, âm thanh. Ngoài ra còn có các thiết bị khác như: 1 máy in màu A3, 1 máy chiếu phục vụ huấn luyện, diễn tập và 1 hệ thống chống sét cho máy chủ. Hệ thống kết nối mạng các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy là cáp quang, cáp đồng chống nhiễu. Hệ thống kết nối với Ban CHQS các huyện, thành phố, UBND tỉnh thông qua đường truyền cáp quang của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, có bảo mật của Ban cơ yếu Chính phủ và Bộ tổng tham mưu. Hệ thống được xây dựng trên nền kỹ thuật mạng diện rộng (WAN) bao gồm các liên kết với mạng LAN trung tâm đặt tại Sở chỉ huy Bộ CHQS tỉnh. Ngoài ra, mạng máy tính trung tâm của Bộ CHQS còn có cổng chờ kết nối đến mạng diện rộng của Quân khu và Bộ quốc phòng.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng, thì dự án còn xây dựng hệ thống thông tin gồm 04 phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tại đơn vị như: Hệ thống quản lý thông tin trực ban tác chiến và tham mưu-chỉ huy; Hệ thống mô phỏng chuyển động của súng AK-47; Hệ thống quản lý công văn của Bộ CHQS tỉnh; Trang tin nội bộ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

Dự án còn tổ chức 03 lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho 45 lượt cán bộ, trợ lý, nhân viên của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh. Nội dung tập huấn chủ yếu là bổ sung các kiến thức về CNTT, kỹ năng quản trị mạng, bảo trì cơ sở hạ tầng và ứng dụng các phần mềm của dự án. Qua đó, Bộ CHQS đã chọn ra những đồng chí có kết quả cao nhất thành lập tổ quản trị mạng của Bộ CHQS tỉnh để quản lý, bảo trì và khắc phục sự cố máy tính của đơn vị khi cần thiết.                                                                    

Dự án đã hoàn thành mục tiêu nội dung đề ra, được Hội đồng đánh giá cao và xếp loại khá. Dự án hoàn thành đã thay thế các phương pháp quản lý, truyền đạt thông tin thủ công, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quân sự-quốc phòng địa phương trong tỉnh.

Kim Tuyền

Trung tâm Thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022