Tình hình và kết quả hoạt động Sở hữu công nghiệp ở tỉnh Bến Tre

Từ năm 1990 đến nay Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn hỗ trợ xác lập quyền các đối tượng Sở hữu công nghiệp (SHCN) như sau: Số lượng đơn nộp qua Cục sở hữu Trí tuệ (SHTT): nhãn hiệu (NH): 1.141, kiểu dáng công nghiệp (KDCN): 140, Sáng chế/Giải pháp hữu ích (GPHI): 11, Nhãn hiệu tập thể (NHTT): 16. Số lượng Giấy chứng nhận được cấp: NH: 890; KDCN:70; GPHI:2; NHTT: 13

Đạt được kết quả trên, một yếu tố rất quan trọng đó là nhận thức của các chủ doanh nghiệp. Với nhiều kênh thông tin khác nhau, các chủ doanh nghiệp hiểu được việc xác lập quyền SHCN của sản phẩm là quyền lợi của người sản xuất, việc xác lập quyền đòi hỏi đúng thời gian qui định mới được cấp giấy chứng nhận và nộp hồ sơ đăng ký với ngày ưu tiên sớm nhất. Mặt khác chủ sở hữu được cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình khi bị người khác xâm phạm quyền sở hữu. Nhận thức tích cực ban đầu của chủ doanh nghiệp được nhân lên từ dự án hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm 2003 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre thực hiện dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền SHCN về nhãn hiệu hàng hóa trong nước và Quốc tế giai đoạn 2003-2005”. Từ tháng 10/2003 đến tháng 12/2003, dự án hỗ trợ doanh nghiệp đã tổ chức 5 lớp tập huấn về SHCN cho các đối tượng là cán bộ quản lý của các Sở Ban ngành và huyện thị, chủ doanh nghiệp, Hiệp hội, Hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng, HTX sản xuất sản phẩm truyền thống....Đã hỗ trợ đăng ký 50 nhãn hiệu hàng hóa trong nước (gồm 13 NHTT và 35 NH cho các sản phẩm đặc sản Bến Tre như: Kẹo dừa, nước màu dừa, hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu từ cây dừa) và hỗ trợ kinh phí tra cứu cho 10 NH Quốc tế đăng ký qua các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia....

Sang năm 2004, trợ giúp được 115 NH trong đó có 13 NHTT và 100 NH của các loại sản phẩm chủ yếu như: Bánh, kẹo, giống cây trồng, thủy sản, nước ép quả, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu... Đặc biệt, ngoài các NH thuộc nhóm thực phẩm còn hỗ trợ cho bà con nông dân, các HTX, Hiệp hội trái cây xác lập quyền về NHTT, NH kinh doanh mua bán các loại trái cây và sản xuất cây giống hoa kiểng. Các NHTT như: HTX bánh tráng Mỹ Lồng, HTX bánh phồng Sơn Đốc, HTX cây giống Cái Mơn, Hiệp hội trái cây Cái Mơn, HTX bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, HTX nuôi trồng thủy sản Rạng Đông, HTX bánh phồng Đa Phước hội, HTX sản xuất hàng thủ công Mỹ nghệ Phước Long, HTX sản xuất cây giống Hòa Nghĩa và các NH cây giống: Sầu riêng Nguyễn Văn Bình, Sầu riêng Chín Hóa, Bưởi da xanh Ba Rô (BR 99), Xoài cát Thanh Sơn, Sầu Riêng Hoàng Nam. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở bước đầu khai thác tốt giá trị thương mại góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: kẹo dừa Thanh Long, Kẹo dừa Bến Tre, Rượu Trúc Giang, Sầu riêng Chín Hóa, Bưởi da xanh Ba Rô (BR 99).

Có một số HTX từ khi xác lập quyền NHTT thì các xã viên xin gia nhập ngày càng đông hơn, như HTX sản xuất cây giống hoa kiểng “Cái Mơn”, dùng tên địa danh gắn lên sản phẩm, có vào HTX mới được dùng tên địa danh mà tương đối nổi tiếng nầy gắn lên bao túi của cây giống, sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và bán đi khắp các tỉnh thành cả nước mà nhiều nhất là các tỉnh miền Trung. Từ lợi thế của NHTT, bà con xã viên thấy được lợi thế của NHTT do các xã viên tạo dựng nên, từ đó không ngừng khai thác, phát triển quãng bá và bảo vệ tài sản trí tuệ của HTX nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế.

Từ kết quả trên rút ra được bài học kinh nghiệm cho thực tiễn quản lý:

Mặc dù số lượng đăng ký quyền SHCN khá nhiều song ở chừng mực nào đó nhận thức các chủ doanh nghiệp cũng chưa đồng đều trong lĩnh vực đăng ký và khai thác giá trị thương mại của NH. Một doanh nghiệp có thể đăng ký rất nhiều NH từ 3-5 NH mà chưa có biện pháp bảo vệ, gìn giữ NH chính của mình đồng thời cũng chưa có biện pháp khai thác và quãng bá NH bền vững không chỉ bao gồm xây dựng chất lượng, mẫu mã bao bì, giá cả của sản phẩm mà còn phải xây dựng được quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp với khách hàng, làm thế nào để NH đó luôn xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng khi họ cần đến sản phẩm đó. Từ những nhận thức chưa cao và đồng đều trên nên các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua dự án hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền và khai thác quãng bá thương hiệu mạnh của các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm mở rộng thị phần các sản phẩm truyền thống Bến Tre tại các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia .... khuyến khích hỗ trợ các hiệp hội và HTX, doanh nghiệp đã có thương hiệu, xây dựng chiến lược phát triển để thương hiệu đủ sức cạnh tranh và trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và thế giới.

Nhìn chung trong 10 NHTT được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận bảo hộ thì có 2 NHTT là HTX nghêu Rạng Đông và HTX Cây giống Cái Mơn hoạt động có hiệu quả, về tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm, sử dụng NH theo qui chế chung, tạo nên sản phẩm có chất lượng đồng đều, có sự đồng thuận cao trong tập thể.

Song bên cạnh những thuận lợi đó còn không ít những khó khăn: Ban chủ nhiệm cũng như tập thể xã viên chưa có biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu NHTT của HTX mình như HTX cây giống Cái Mơn. Chưa phát huy được lợi thế sẳn có của HTX, bị cơ sở khác xâm phạm quyền SHTT về NH, chưa thông tin và quãng bá NHTT của HTX cho mọi người biết đến một cách rộng rãi trên thị thường, chưa yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp kịp thời, gây ảnh hưởng đến sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Mức độ xâm phạm quyền SHCN, khả năng và kết qủa xử lý xâm phạm quyền SHCN của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương: Số lượng vụ việc vi phạm SHTT trong tỉnh trong những năm gần đây: (năm 2001: 13 vụ; Năm 2002: 06 ; Năm 2003: 32 ; Năm 2004: 28 và năm 2005: 50 năm 2006: 08, năm 2007: 05, năm 2008: 2). Cơ quan xử lý chủ yếu là Chi cục Quản lý Thị trường và Cảnh sát Kinh tế. Đa số các đơn vị thực thi, trước khi ban hành quyết định đều có thực hiện công tác đánh giá, mức độ vi phạm và tham khảo ý kiến của bộ phận quản lý Nhà nước SHTT ở địa phương.

Xuất phát kết quả đạt được của những năm qua, năm 2008 nhiệm vụ quản lý hoạt động SHCN của Bến Tre như sau: Xây dựng Dự án NHTT “Bến Tre” cho sàn phẩm bưởi da xanh . Nguồn kinh phí địa phương. Tổng kinh phi: 221 triệu đồng; Xây dựng chương trình hỗ trợ xác lập, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2008-2010 và đến 2015. Tổng kinh phí: 5.500 triệu đồng, nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương; Hàng năm mời các chuyên gia từ Cục SHTT báo cáo cho các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về quyền SHTT đối tượng cho các doanh nghiệp, các HTX, hiệp hội, làng nghề, đồng thời hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp tổ chức hoạt động quản lý SHCN (xây dựng, xác lập, khai thác và phát triển tài sản SHTT của doanh nghiệp), nhất là xây dựng NHTT, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc