Festival góp phần xác định vị trí và chỗ đứng bền vững cho cây dừa

Thuyết phục và anh đồng ý cho cuộc hẹn. Khi tiếp xúc càng hiểu rõ hơn cá tính của anh là thích lao động đạt hiệu quả hơn là lời nói suông. Tên họ đầy đủ của anh là Hồ Văn Thới, ở ấp Phong Phú, xã Phong Nẫm (Giồng Trôm). Hôm tôi đến, anh đang bận rộn với việc xây dựng căn nhà của gia đình. Anh làm thợ chính chỉ thuê thêm vài lao động làm công việc phụ. Vợ anh-chị Phạm Thị Khai khen chồng: Ông nhà tôi kỹ lắm, căn nhà khởi công xây dựng hơn một tháng nay, duy nhất một mình đứng xây…


 
ct                                   Chị Khai bên cây trồng xen cho trái trĩu cành.

Năm 1978, sau khi kết hôn, từ Ba Tri, anh Thới về quê vợ ở xã Định Thủy (nay thuộc huyện Mỏ Cày Nam) sinh sống. Hàng ngày, anh làm thợ hồ, chị ở nhà kháp rượu và nuôi heo. Các khoản chi của gia đình luôn căn nhắc hợp lý để còn tiền tích lũy. Với suy nghĩ “Đất lành chim đậu”, năm 1991, vợ chồng anh Thới đến xã Phong Nẫm chuyển nhượng quyền sử dụng 7,8 công đất đã trồng dừa. Nhìn cây trồng cho trái không đạt như ý muốn, anh Thới mạnh dạn “hạ” tất cả cây trồng và sang huyện Mỏ Cày tuyển chọn trái dừa tốt mua để làm giống. Anh Thới cho biết, cây dừa giống trồng phải mất vài năm mới cho trái nên vợ chồng anh quyết định trồng xen mía nhằm lấy ngắn nuôi dài. 5 năm sau, cây dừa cho trái chiến đồng nghĩa cây mía bị loại bỏ dần. Mỗi công đất anh trồng 18 cây dừa, cho trái ổn định, trung bình mỗi tháng thu hoạch 1 buồng (từ 6-7 trái), trọng lượng đạt từ 1,3-1,5 kg/trái nên thương lái thu mua giá luôn cao hơn các hộ trồng dừa khác 5.000 đồng/chục (12 trái). Anh Thới chia sẻ: Để cây dừa cho trái thu hoạch cả năm, buồng sai, trái to, đòi hỏi người trồng phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Hàng tháng, anh đều sử dụng phân hóa học để bón cho cây dừa. Trung bình mỗi cây dừa bón 300 gram phân, được rải quanh gốc rồi lấy lá dừa khô đậy lên phân và dùng nước tưới vừa giữ ẩm vừa giúp cây hấp thụ lượng phân bón. Vào mùa nắng của mỗi năm, anh lấy lớp bùn non dưới mương vườn bồi lên mặt liếp. Hai loại sâu hại cây dừa là đuôn dừa và bọ cánh cứng luôn được anh quan tâm và phun thuốc phòng trừ. Trong công việc, vợ chồng anh Thới luôn song hành, chia sẻ gánh nặng gia đình. Anh xây dựng chuồng heo có hầm biogas xử lý chất thải để chị nuôi heo. Trong chuồng thường xuyên có 2 con heo nái và không dưới 20 heo con (heo nái sinh sản ra heo con đều được giữ lại nuôi). Chị Khai cho biết, anh Thới được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tặng giấy khen, với sáng kiến làm đường ống dẫn chất thải tưới mát cho cây dừa. Chất thải từ chuồng heo xuống hầm nạp theo đường ống dẫn sang hầm chứa và đến hầm điều tiết, cuối cùng là hầm chứa chất thải đã qua xử lý. Anh dùng máy sục khí (dùng tạo khí ôxy trong nuôi cá cảnh) để bơm chất thải theo đường ống tưới cây trồng. Chất thải đã qua xử lý được bơm đến gốc cây dừa gần nhất rồi gắn thêm một đoạn ống đến gốc cây dừa kế cận. Cứ như thế, tất cả cây dừa trồng đều được tưới mát. Bên cạnh đó, chất thải chăn nuôi còn cung cấp chất đốt (thông qua hầm biogas) cho việc nấu nướng mỗi ngày. Cây trồng được cung cấp phân hữu cơ và phân vô cơ đều đặn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển cũng như việc ra buồng và cho trái sai cả năm. Chưa dừng lại, năm 2006, vợ chồng anh đăng ký nhận cây giống ca cao từ dự án Phát triển 10.000 ha ca cao xen trong vườn dừa của tỉnh. Chị Khai trực tiếp tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao. 150 cây ca cao của dự án hỗ trợ trồng xen trong vườn dừa đúng 3 năm cho trái ổn định. Cây ca cao cũng được bón phân chăm sóc chu đáo như cây dừa nên cho trái rất sai. Mỗi tháng thu hoạch không dưới 200 kg, giá bán thấp nhất 3.600 đồng/kg và cao nhất hơn 5.000 đồng/kg đủ chi phí tiền phân bón cho cây ca cao và cây dừa. Nhờ trồng dừa kết hợp nuôi heo và trồng xen ca cao nên thu nhập gia đình luôn ổn định. Anh chị có điều kiện lo cho 4 người con ăn học thành đạt và đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh.

Theo anh Thới, trái dừa khô rớt giá ảnh hưởng lớn đến thu nhập nhưng còn nguồn thu từ con heo và cây ca cao nên vẫn được chăm sóc chu đáo để đứng vững. Anh Thới có tên trong danh sách nông dân trồng dừa được tuyên dương và tham gia tọa đàm tại Festival Dừa Bến Tre lần thứ III năm 2012. Anh bày tỏ: Rất tiếc, ngay thời điểm này công việc rất bận rộn nên tôi không tham gia được. Festival Dừa Bến Tre lần này diễn ra đúng thời điểm trái dừa khô rớt giá tầm trọng, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng đối với tôi thì rất đồng tình và đặt nhiều kỳ vọng, trái dừa khô rớt giá theo đúng quy luật cung-cầu và hiện giá đang tăng dần lên. Trái dừa khô tăng giá đột ngột rồi rớt thuê thảm. Và Festival không dừng lại ở việc khuếch trương cây dừa của Bến Tre mà còn là nơi gặp gỡ giữa những người trồng dừa với nhau, doanh nghiệp với doanh nghiệp, người tạo ra nguyên liệu và nhà chế biến, giữa hộ dân, doanh nghiệp với hiệp hội và nhà quản lý. Đây là điều kiện tốt nhất tìm ra giải pháp căn cơ xác định vị trí và chỗ đứng bền vững cho cây dừa để người nông dân có thu nhập ổn định và góp phần cải thiện cuộc sống.

Trần Quốc

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022