Công nghệ tách nước khỏi mật ong

Chiếc máy tách nước do kỹ sư Huỳnh Tiến Trung, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, chế tạo. Ưu điểm đầu tiên chính là giá máy do anh chế tạo chỉ bằng 1/3 nhập ngoại. Máy gọn nhẹ, dễ sử dụng nên không đòi hỏi công nhân phải có trình độ kỹ thuật cao.



cgcn                        Máy tách nước khỏi mật ong của kỹ sư Huỳnh Tiến Trung

Chiếc máy do anh Trung chế tạo gồm hệ thống làm lạnh, bơm chân không và các thùng trung chuyển mật chế biến. Mật được đun nóng 40oC rồi phun vào thùng chân không. Ở điều kiện này, nước sẽ bay hơi khỏi mật. “Hạ nhiệt độ sôi của mật ong bằng áp suất thấp là nguyên lý máy làm giảm lượng nước trong mật ong của tôi”, kỹ sư Trung “bật mí”.

Mật sau khi thu hoạch nếu không qua khâu xử lý tốt thì chỉ 2 đến 3 tháng mật sẽ bị lên men chua. Đó là do đường fructo bị phân hủy, sinh ra chất hydroxymetyfurfural (HMF), gây đau bụng, ngộ độc cho người sử dụng

Ưu điểm máy tách nước khỏi mật của anh Trung là tạo ra quá trình tách nước trong mật toàn kín, mật được xử lý trong môi trường chân không nên không có sự tiếp xúc với không khí, hạn chế tối đa được quá trình lên men chua. Ngoài ra, do mật được phun vào môi trường chân không rồi rơi xuống thùng chứa, không qua màng lưới lọc như các máy khác nên mật thành phẩm không hề có bọt khí tồn đọng, không thể phát sinh các nấm mốc hữu khí, không bị lên men chua trong quá trình tồn trữ và bảo quản. Mật được làm nóng ở nhiệt độ thấp nên sau khi tách nước màu sắc của mật cũng như mùi vị, độ trong của mật được giữ nguyên như lúc mới thu hoạch.

Ông Huỳnh Công Nhanh, Giám đốc công ty TNHH thương mại-đầu tư-xuất khẩu Hương Rừng đánh giá: "Sản phẩm mật ong qua chiếc máy của kỹ sư Trung sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ với hàm lượng nước dưới 17%". Cuối năm 2008, công ty Hương Rừng lắp đặt hệ thống máy giảm tỷ lệ nước trong mật ong của kỹ sư Trung. Ngay sau đó sản phẩm của công ty đã ký được hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ 400 tấn.

Ông Nguyễn Duy Đức, Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cho biết, máy có thể sử dụng cho tất cả các loại mật và Viện đang có kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho một số công ty sản xuất mật ong trong nước. Phó Giám đốc Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Phạm Văn Tấn nhận xét, phương pháp hút chân không kết hợp với giàn lạnh để làm nóng mật ong ở nhiệt độ thấp là thành công lớn của hệ thống máy tách nước trong mật này.

Theo Báo Đất Việt

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022