“Dừa mủ”-Hiện tượng phổ biến trên các vườn dừa

Dừa là một trong những cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới. Riêng đối với tỉnh Bến Tre, dừa còn là cây trồng truyền thống gắn liền với đất và người nơi đây. Thực tế, chưa có loại cây trồng nào đa dụng như cây dừa. Cũng giống như những loại cây trồng khác, dừa thường bị nhiều loại dịch hại tấn công, ngoài bọ cánh cứng hại dừa là phổ biến, hiện nay mối quan tâm của người trồng dừa là thường xuất hiện triệu chứng “dừa mủ”, nguyên nhân là do một loài bọ xít chích hút.

 

dua

 

Loài bọ xít gây hại dừa có tên khoa học là pseudotheraptus wayi, thuộc họ coreidae, bộ hemiptera (cánh nửa cứng), ký chủ chính của loài bọ xít này là cây dừa. Trưởng thành bọ xít có màu ánh đỏ ở phần lưng, bụng màu xanh lục, dài khoảng 12-14mm. Chúng đẻ trứng rải rác trên những hoa dừa hoặc trái dừa non. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình 70 trứng. Giai đoạn từ trứng đến khi nở 8-9 ngày. Ấu trùng có màu đỏ nâu đến màu xanh lá cây, râu dài.

Bọ xít thường ẩn trú ở các nách của bẹ dừa. Cả thành trùng và ấu trùng chích hút hoa và trái non, làm hoa bị hư và trái non rụng sớm. Ấu trùng mới nở thường bu quanh những hoa đực để ăn phấn hoa, ấu trùng tuổi lớn và trưởng thành chích hút mạnh và có xu hướng phá hại nhiều trên hoa cái và trái non. Chính nước bọt độc hại của bọ xít tiết ra gây hoại tử ngay vết chích, tạo thành những sẹo và vết nứt. Từ những vết nứt có chất mủ dẽo màu nâu đỏ chảy ra (nông dân còn gọi là dừa mủ). Nếu bọ xít tấn công lúc trái còn nhỏ sẽ làm trái rụng sớm, nếu chích hút trái khoảng 3 tháng tuổi trở lên thì trái không rụng nhưng trái bị méo mó, kém phát triển, có những vết sẹo và vết nứt chảy mủ, làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm của trái dừa. Vỏ trái dừa bị bọ xít gây hại trở nên cứng và khó lột. Chỉ cần có 2 con bọ xít trên một buồng dừa có thể gây thiệt hại đáng kể. 

Bọ xít này tấn công trên tất cả các giống dừa. Thường những vườn dừa trồng xen ít bị bọ xít gây hại hơn những vườn dừa trồng chuyên. Những vườn trồng dày, ít chăm sóc bị hại nhiều hơn.

Kiến vàng là thiên địch quan trọng của bọ xít dừa. Những vườn dừa có nhiều kiến vàng thường ít bị bọ xít gây hại.

Biện pháp quản lý:

Đối với loài bọ xít này, một số nước trồng dừa, chủ yếu là áp dụng biện pháp sinh học.

- Trồng mật độ vừa phải, không trồng quá dày. Nếu là vườn trồng xen, nên xen ở khoảng cách hợp lý.

- Thường xuyên vệ sinh vườn dừa cho thông thoáng cũng hạn chế được bọ xít

- Nuôi kiến vàng trong vườn dừa bằng cách trồng xen trong vườn một số cây mà kiến vàng thích cư trú như mận, ổi, mãng cầu xiêm,… và giăng dây tạo điều kiện cho kiến vàng đi lại giữa các cây tìm kiếm thức ăn và thiết lập tổ mới để phát triển đàn.

Nguyễn Thị Nguyệt

Chi cục Bảo vệ thực vật

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Khắc phục dừa bị trăng ăn
• Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc
• Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker
• Dừa Bến Tre – cây cho nhiều sản phẩm nhất Việt Nam
• Sâu ăn lá – côn trùng mới gây hại trên cây dừa
• Dừa Bến Tre-cây cho năng lượng sinh khối sạch và hấp thụ khí nhà kính
• Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn trên cây dừa
• Biện pháp sinh học và lý học quản lý nhóm côn trùng hại dừa
• Anh Huỳnh Thanh Tâm - Người không ngừng nâng cao giá trị cây dừa
• Một số vấn đề cần quan tâm trong canh tác dừa uống nước
• Cảnh báo mối hiểm họa của việc nuôi đuông dừa
• Sâu đục trái dừa-sâu hại mới đang phát triển trên vườn dừa
• Phương pháp thu mật và cách chế biến đường từ mật hoa dừa
• Bọ vòi voi trên cây dừa
• Bọ vòi voi-loài côn trùng mới gây hại trên cây dừa