Phòng trừ sâu vẽ bùa hại măng cụt

Mặc dù là loại cây trồng lâu cho trái nhưng măng cụt là trái cây có phẩm chất ngon và giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng măng cụt ngày càng phát triển. Trong các loại cây trồng, măng cụt ít sâu bệnh nhất, song trong giai đoạn ra đọt non, măng cụt rất thường bị sâu vẽ bùa tấn công, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Trưởng thành của sâu vẽ bùa là một loài bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2mm. Toàn thân màu vàng nhạt, có ánh bạc, cánh trước có hình lá liễu, trên cánh có một số vệt màu nâu. Trứng rất nhỏ hình bầu dục, mới đẻ có màu trong suốt, sắp nở có màu vàng nhạt. Sâu non mới nở màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm. Nhộng có gai nhỏ trên đầu. Khi mới hóa nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu.

Bướm ban ngày ở dưới mặt lá, hoạt động mạnh vào lúc chiều tối, rất ít vào đèn. Bướm đẻ trứng rãi rác trên các đọt non, có thể được đẻ hai bên mặt lá, nhưng thường ở mặt dưới và nằm dọc theo gân chính của lá, một con cái có thể đẻ đến 50 trứng. Sâu non ngay sau khi nở đục thành đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc. Sâu ăn tới đâu thì bài tiết phân đến đó, vệt phân kéo dài như một sợi chỉ. Đường đục rộng dần và kéo dài theo tuổi sâu. Sâu hóa nhộng tại mép lá bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén. Một lá măng cụt có thể có nhiều sâu gây hại, tạo thành những đường trắng vòng vèo trên mặt lá nên được gọi là sâu vẽ bùa. Lá bị sâu hại uốn cong và biến dạng, giảm khả năng quang hợp, bị khô và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Sâu gây hại rất sớm khi măng cụt vừa ra lá non. Sâu vẽ bùa phát sinh quanh năm và gây hại bất cứ lúc nào khi trên cây có đọt non.



mc 

Sâu vẽ bùa có nhiều loài ong ký sinh nhộng và sâu non, trong đó phổ biến là các loài Ageniaspis citricola và Cirrospillus phyllocnistoides, đôi khi tỷ lệ ký sinh lên đến 70-80%. Ngoài ra, còn có các loài ăn thịt như kiến vàng, bọ rùa,….

Biện pháp phòng trừ:

- Bón phân hợp lý cho cây ra đọt non tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu, phun thuốc phòng trừ dễ dàng.

- Nuôi kiến vàng trong vườn cũng hạn chế sự gây hại của sâu vẽ bùa.

- Phun thuốc hóa học hoặc dầu khoáng khi cây ra đọt non. Sử dụng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Polytrin 440EC, Brightin 1.8EC,..

Nguyễn Thị Nguyệt

Chi cục Bảo vệ Thực vật

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ