Bệnh đốm lá

Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh được báo cáo xuất hiện ở Thái Lan, Malaysia và Bắc Queensland. Ở Thái lan, Malaysia người ta rất quan tâm vì bệnh có thể tấn công trên trái trước và sau thu hoạch gây nên hiện tượng thối trái. trồng.
Bệnh làm rụng lá và ảnh hưởng đến năng suất cây.



mc
Bệnh đốm lá măng cụt do nấm Pestalotia sp. gây ra

Triệu chứng:
          Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn. Đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam sau lan nhanh và chuyển sang màu nâu đỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm.
Vết bệnh thường không có hình dạng nhất định. Kích thước vết bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều vết bệnh nối liền với nhau làm cho lá bị khô và cháy. Trên bề mặt vết bệnh cũng có thể thấy những ổ nấm màu đen, đó là những cành bào tử nấm, từ những ổ nấm này, chúng có thể là nguồn lây nhiễm tiếp theo.
Trên thân, triệu chứng gây hại bao gồm nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành.
Trái bệnh trở nên cứng và vùng nhiễm bệnh chuyển sang hồng sáng, các bào tử nấm màu đen bằng đầu kim hiện diện trong vùng bệnh.
Tác nhân: gây bệnh là nấm Pestalotia sp. ở Thái Lan họ định danh được là loài P. flagisettula, trong khi đó ở Việt Nam thì loài này chưa được định danh.
Bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước mưa, nước tưới phun từ những lá bệnh trên cây.
Kí chủ: Nấm gây hại cho nhiều loại cây ăn quả khác nhau: măng cụt, xoài, mận và một cây trồng khác.
Điều kiện phát sinh phát triển: Bào tử nẩy mầm rất nhanh sau 15 – 30 phút khi ẩm độ cao, có giọt nước, nhiệt độ thích hợp 27 – 280C, thời kì tiềm dục bệnh từ 7 – 8 ngày. Nấm xâm nhập qua vết thương cơ giới và vết thương do côn trùng cắn phá, qua khí khổng. Bệnh gây hại nặng từ tháng 7 đến tháng 10 do có mưa và nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C. Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém, nhiều cỏ dại
Nguồn bệnh tồn tại bằng sợi nấm và đĩa cành ở lá bệnh trên cây hoặc đã rơi xuống đất.
Biện pháp phòng trừ
          Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.
Phun các thuốc gốc Thiophanate Methyl hoặc nhóm thuốc Mancozeb, thuốc gốc đồng, thuốc gốc Carbendazim khi lá non bắt đầu xuất hiện, phun liên tiếp 3 lần cách nhau 7 ngày. Chú ý phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ